Trẻ đầu to là dấu hiệu của tự kỷ phải không?
Trẻ đầu to là dấu hiệu của tự kỷ phải không – vấn đề được nhiều người thắc mắc trong thời gian gần đây. Trên thực tế, không phải trẻ em nào đầu to cũng mắc hội chứng tự kỷ. Đôi khi chỉ một bộ phận trẻ bị tự kỷ có vòng đầu to hơn so với bình thường. Để có thể kết luận chính xác trẻ có bị tự kỷ không, cha mẹ cần căn cứ vào rất nhiều các triệu chứng khác của con. Đồng thời, đưa trẻ đi kiểm tra đánh giá tại các cơ sở y tế uy tín (chuyên can thiệp sớm cho trẻ tự kỷ).
Trong một vài năm trở lại đây, có rất nhiều hội chứng lạ xuất hiện ở trẻ em, khiến cho các bậc phụ huynh không khỏi lo lắng. Trong số đó, phải kể đến hiện tượng vòng đầu to hơn mức bình thường. Trẻ đầu to là dấu hiệu của tự kỷ phải không? Cho đến nay, câu hỏi đó vẫn chưa có lời giải đáp chính xác. Bởi lẽ không chỉ có hội chứng tự kỷ, mà trẻ đầu to còn là dấu hiệu của một số bệnh lý khác liên quan đến não bộ của trẻ em.

Trẻ đầu to là dấu hiệu của tự kỷ
Đầu tiên phải khẳng định là: không phải bất cứ trẻ nào có đầu to hơn bình thường cũng có khả năng mắc chứng tự kỷ. Bởi lẽ, trẻ đầu to có thể đến từ yếu tố di truyền bẩm sinh, nghĩa là trong gia đình có bố mẹ hoặc người thân mắc chứng đầu to lành tính). Đối với trường hợp này, não bộ và sức khỏe của trẻ hoàn toàn bình thường, có vấn đề bất thường xảy ra.
Bạn đang xem: Trẻ đầu to là dấu hiệu của tự kỷ phải không?
Trong một số trường hợp khác, trẻ đầu to là triệu chứng của các bệnh lý liên quan đến não như: Chảy máu trong não, u não, tích tụ dịch trong não, có cục máu đông,.. Đây là những bệnh lý hết sức nguy hiểm cần điều trị ngay lập tức, nếu không sẽ để lại di chứng nặng nề cho trẻ như: bại não, mất khả năng vận động, khuyết tật trí tuệ, đe dọa tính mạng,…
Sở dĩ mọi người đều nghĩ trẻ đầu to là dấu hiệu của trẻ tự kỷ, bởi rất nhiều trẻ em mắc hội chứng tự kỷ có vòng đầu to hơn bình thường. Điều này được lý giải như sau: Trẻ em bị tử kỷ có lượng hoóc môn tăng trưởng cao hơn, nên ảnh hưởng trực tiếp đến kích thước cơ thể, khiến cho vòng đầu của trẻ có thể lớn hơn trung bình. Bên cạnh đó, đa số trẻ tự kỷ còn có cân nặng và chiều cao vượt trội hơn so với trẻ thông thường (trẻ không mắc hội chứng tự kỷ).
Trong những năm đầu tiên mắc hội chứng tự kỷ, trẻ tự kỷ sẽ có vòng đầu tăng trưởng rất nhanh, thậm chí vượt trội hơn hẳn so với chiều cao và cân nặng trung bình của cơ thể. Như vậy, có thể xem trẻ đầu to cũng là một trong những dấu hiệu mà bố mẹ cần lưu ý vì có khả năng trẻ đang mắc chứng tự kỷ, hoặc một bệnh lý về não rất đáng lo ngại. Tuy nhiên, không phải tất cả trẻ đầu to là dấu hiệu của tự kỷ, bởi lẽ điều này có thể đến từ yếu tố di truyền trong gia đình của trẻ.

Những dấu hiệu của trẻ tự kỷ
Để chắc chắn hơn trẻ có bị hội chứng tự kỷ hay không, không chỉ phụ thuộc vào mỗi biểu hiện trẻ đầu to, mà còn phải đánh giá dựa trên các biểu hiệu về hành vi, lời nói và thói quen sinh hoạt hàng ngày của trẻ. Các biểu hiện cụ thể như sau:
– Khó khăn khi giao tiếp, tương tác với mọi người bao gồm cả bố mẹ, người thân trong gia đình.
– Phản ứng, biểu hiện nét mặt, điệu bộ cơ thể không linh hoạt.
– Thích ở một mình, không thích kết bạn, chơi cùng bạn bè.
– Quá ngăn nắp, kỹ tính, luôn sắp xếp đồ chơi, sách vở theo đúng một trật tự nhất định, không sai lệch dù chỉ một chi tiết nhỏ.
– Thiếu trí tưởng tượng, sáng tạo.
– Không có khả năng thích nghi khi thay đổi môi trường sống hay thay đổi nếp sống sinh hoạt.
– Rập khuôn, lặp đi lặp lại một số hành động, cử chỉ không rõ mục đích.
– Ngôn ngữ, lời nói hạn chế, đối đáp hội thoại kém,..
– Một số dạng tự kỷ đặc biệt, trẻ rất giỏi, có kiến thức ở một lĩnh vực chuyên môn nào đó mặc dù chưa được bố mẹ, thầy cô dạy hay hướng dẫn bao giờ.
Vì tự kỷ là hội chứng rối loạn tâm lý, liên quan đến não bộ nên diễn biến của nó vô cùng phức tạp, kéo theo đó dấu hiệu của trẻ tự kỷ cũng rất đa dạng và khó nhận biết. Để tìm hiểu thêm thông tin chi tiết về những dấu hiệu của trẻ tự kỷ, các bạn có thể tham khảo các bài viết khác của Blog Nuôi dạy trẻ. Blog trình bày rất rõ về các vấn đề của trẻ tự kỷ, nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị hiệu quả nhất hiện nay.
Trẻ đầu to là dấu hiệu của tự kỷ – khẳng định trên không hoàn toàn chính xác, bởi lẽ trẻ mắc hội chứng tự kỷ còn đi liền với nhiều triệu chứng khác như: rối loạn tâm lý và hành vi, khó khăn trong giao tiếp và tương tác với những sự vật xung quanh. Do đó, nếu cha mẹ chưa nhận định rõ ràng các triệu chứng của trẻ, thì không nên kết luận là: cứ trẻ đầu to là dấu hiệu của tự kỷ.

Khi con bị tự kỷ, bạn nên làm gì?
Trong trường hợp trẻ đầu to là dấu hiệu của tự kỷ, thì cha mẹ cần có biện pháp can thiệp kịp thời. Không để các triệu chứng của tự kỷ thêm phần nặng nề, đặc biệt là tạo ra ràn cản trong quá trình trẻ sinh hoạt và học tập. Ngoại trừ trường hợp “trẻ đầu to là dấu hiệu của tự kỷ”, thì cha mẹ nên xem xét các nguyên nhân khác khiến cho vòng đầu của bé to bất thường. Đây có thể là biểu hiện của một bệnh lý nào đó.
Khi nhận thấy con em mình có dấu hiệu bất thường của chứng tự kỷ, thì việc đầu tiên hãy đưa trẻ đi khám ngay tại bệnh viện, trung tâm y tế hay các cơ sở chuyên khoa. Bố mẹ cần bình tĩnh đón nhận kết quả, điều chỉnh cảm xúc khi trò chuyện, tiếp xúc với trẻ. Đồng thời tìm hiểu thông tin, tham gia các khóa học, diễn đàn chia sẻ liên quan đến chứng tự kỷ dành cho bố mẹ. Chuẩn bị tinh thần, khả năng tài chính trước khi thực hiện pháp đồ điều trị tự kỷ cho con. Dành nhiều thời gian hơn quan sát, quan tâm, chơi cùng với trẻ.
Đồng thời tạo môi trường an toàn, thoải mái, ổn định cho trẻ ở nhà. Phối hợp chặt chẽ với thầy cô giáo, bác sĩ để nhất quán trong phương pháp điều trị. Ghi chú cẩn thận về mọi diễn biến, thay đổi của trẻ để đánh giá tính hiệu quả. Tích cực tham khảo, học hỏi kinh nghiệm của những phụ huynh đã chữa khỏi bệnh cho trẻ tự kỷ đồng thời chia sẻ kinh nghiệm của mình đến các bậc cha mẹ khác có cùng hoàn cảnh.
Phương pháp điều trị bệnh tự kỷ tại nhà đóng vai trò rất lớn trong sự thành công chữa khỏi bệnh. Bởi vậy mà bố mẹ đóng góp vào phần lớn quá trình điều trị nếu thực hiện đúng cách. Các bố mẹ cần ghi nhớ những lưu ý sau đây để luyện tập cho trẻ ngay tại nhà:
– Dành thời gian ở bên chơi và dạy trẻ ít nhất 3 giờ mỗi ngày.
– Tuyệt đối không cho trẻ xem tivi, chơi điện thoại thông minh, máy tính bảng, laptop.
– Khuyến khích trẻ chơi các trò chơi vận động như đạp xe, đá bóng,… hoặc các trò chơi đòi hỏi sự tập trung, khéo léo như: tô màu, vẽ tranh, cắt dán,… tùy theo sở thích của trẻ.
– Dạy trẻ các cử chỉ, từ ngữ giao tiếp cơ bản đồng thời tập cho trẻ các sinh hoạt thường ngày như: tự xúc ăn, cầm cốc, đi vệ sinh, mặc quần áo, đi dép,..
– Thường xuyên khuyến khích, động viên, khen ngợi khi trẻ nghe lời, tiến bộ. Nhưng cần dứt khoát, cương quyết khi trẻ làm sai, có những hành động vô lễ.
– Tập cho trẻ dần thích nghi vào những môi trường có đông người, khích lệ trẻ giao lưu, chơi cùng bạn bè.
Dù trẻ đầu to không hẳn là triệu chứng của trẻ tự kỷ, nhưng cha mẹ cũng không nên bỏ qua hiện tượng này. Bởi lẽ, rất có thể trẻ đầu to là dấu hiệu cảnh báo của một bệnh lý nào khác nữa. Do đó, cha mẹ nên hết sức cảnh giác trước các biểu hiển “không mấy bình thường” của trẻ nhỏ.
Trẻ đầu to là dấu hiệu của tự kỷ – khẳng định này không hoàn toàn chính xác. Bởi lẽ, để kết luận trẻ có mắc hội chứng tự kỷ không, cần theo dõi kỹ lưỡng hơn nữa các hành vi của trẻ. Tốt nhất, cha mẹ nên xem xét con cái ở tổng thể các phương diện (nhận thức, hành vi, cảm xúc,..) hoặc đi đánh giá tâm lý ở các địa chỉ uy tín. Có như vậy mới có thể kết luận chính xác trẻ có bị tự kỷ không. Kiến thức về trẻ tự kỷ được chia sẻ liên tục và thường xuyên tại Blog Nuôi dạy trẻ (nuoidaytre.com.vn). Quý vị có thể truy cập Blog để tham khảo thông tin hữu ích.
>> Xem thêm:
Bài test trẻ tự kỷ. Xem con có bị tự kỷ không?
Top 10 đồ chơi cho trẻ tự kỷ tốt nhất hiện nay