Trẻ 1 tuổi hay bị nôn trớ. Nguyên nhân và cách khắc phục

Trẻ 1 tuổi hay bị nôn trớ là hiện tượng phổ biến xuất hiện ở đa số trẻ nhỏ, nhất là giai đoạn dưới 12 tháng tuổi. Nguyên nhân khiến trẻ bị nôn trớ là gì? Cách khắc phục thế nào cho hiệu quả nhất?

Trẻ 1 tuổi hay bị nôn trớ thường khiến cha mẹ lo lắng và dẫn đến tâm lý cho con ăn “bù” khẩu phần đã nôn trớ. Nếu hiện tượng nôn trớ do sinh lý lứa tuổi gây ra, thì không có gì đáng ngại. Trẻ sẽ nhanh chóng ra khỏi tình trạng này sau 12 tháng tuổi. Trong trường hợp, trẻ 1 tuổi hay bị nôn trớ kèm theo các dấu hiệu mệt mỏi, ho, sốt, quấy khóc, biếng ăn, chậm tăng cân,…. Cha mẹ cần đưa trẻ đi thăm khám bác sĩ để có biện pháp khắc phục kịp thời, đảm bảo an toàn về mặt sức khỏe cho trẻ.

Có thể mẹ cũng quan tâm:

  • Các loại sữa chua cho bé dưới 1 tuổi bổ dưỡng. 9 loại sữa chua cho trẻ dưới 1 tuổi tốt nhất hiện nay
  • Trẻ bị táo bón phải làm gì? Cách điều trị nào hiệu quả nhất?
Trẻ 1 tuổi bị nôn trớ là hiện tượng phổ biến ở trẻ nhỏ

Tại sao trẻ 1 tuổi hay bị nôn trớ?

Trẻ 1 tuổi hay hay bị nôn trớ có thể đến từ nguyên nhân sinh lý hoặc bệnh lý. Nếu là nôn trớ sinh lý thì không cần điều trị gì hết, trẻ sẽ giảm bớt số lần nôn trớ và ăn uống bình thường khi lớn dần lên. Nôn trớ sinh lý chủ yếu xuất hiện ở trẻ dưới 12 tháng tuổi, đến ngoài 18 tháng tuổi tình trạng này sẽ giảm bớt 80%. Trẻ nôn trớ sinh lý được giải thích như sau: Trẻ nhỏ có hệ tiêu hóa non yếu, cơ thắt thực quản dưới đóng mở chưa ổn định khiến cho thức ăn trong dạ dày dễ bị trào ngược lên trên. Mẹ cho trẻ ăn no, vận động ngay sau khi ăn, bú sai tư thế cũng dẫn đến trẻ bị nôn trớ.

Trẻ bị nôn trớ do bệnh lý thường đi kèm các triệu chứng mệt mỏi, đau bụng, ho, sốt, tăng tần số và cường độ ho theo thời gian, biếng ăn, chậm tăng cân, quấy khóc nhiều,… Nếu thấy trẻ xuất hiện những biểu hiện trên, cần cho trẻ đi khám chuyên khoa nhi để có hướng điều trị tích cực. Trẻ 1 tuổi bị nôn trớ do bệnh lý có thể gây ra hệ lụy nghiêm trọng về mặt sức khỏe như: hẹp tá tràng, hẹp thực quản, rối loạn tiêu hóa, viêm nhiễm đường hô hấp. Đối với trường hợp này, trẻ không những nôn trớ thức ăn mà còn bị suy nhược về mặt sức khỏe.

Về cơ bản, nôn trớ do sinh lý không gây hại đến sức khỏe của trẻ, nhưng nếu tình trạng này kéo dài không có xu hướng giảm bớt thì sẽ dẫn đến hệ lụy như: trẻ không dung nạp được chất dinh dưỡng, chậm lớn, suy dinh dưỡng, thể trạng thấp còi, đau dạ dày, dễ bị rối loạn tiêu hóa khi ăn phải thức ăn lạ,… Lúc này cha mẹ cần có biện pháp can thiệp để con giảm dần cường độ nôn trớ và ăn uống ngon miệng trở lại.

Trẻ 1 tuổi bị nôn trớ có thể đến từ nhiều nguyên nhân

Chăm sóc trẻ 1 tuổi hay bị nôn trớ như thế nào?

Trẻ 1 tuổi hay bị nôn trớ cần có chế độ chăm sóc đặc biệt, sao cho số lần nôn trớ không diễn ra quá nhiều, và trẻ không cảm thấy mệt mỏi sau mỗi lần như vậy. Cách chăm sóc trẻ nôn trớ cần lưu ý những vấn đề sau đây:

Cho trẻ bú sữa đúng cách

– Đối với trẻ bú mẹ, cần cho trẻ bú đúng tư thế. Nên ẵm trẻ trên tay, đặt đầu trẻ hơi cao (ứng với bầu vú của mẹ), phần thân xuôi xuống phía dưới. Cho trẻ bú mẹ theo nhu cầu tự nhiên, không ép trẻ bú quá nhiều hoặc trong thời gian dài. Rất nhiều mẹ có thói quen cho trẻ nằm bú, vì quan điểm cho rằng trẻ bú xong sẽ ngủ luôn. Nếu bế trẻ trên tay, thì khi đặt trẻ nằm xuống sẽ làm cho trẻ thức giấc.

Cách bú này không phù hợp với trẻ có tiền sử nôn trớ, bởi vì khi trẻ nằm xuống thức ăn trong dạ dày dễ trào ngược lên thực quản khiến cho trẻ cảm thấy khó chịu ở cổ họng và trớ thức ăn ra bên ngoài.

– Đối với trẻ bú sữa bằng bình, thì nên ẵm trẻ trên tay và cho bú sữa (cách bú sữa tương tự với bú mẹ). Cho trẻ ngậm hết núm vú trong miệng, cầm bình sữa theo chiều nghiêng 45 độ (không dựng đứng bình sữa lên trên, hoặc theo chiều nằm ngang so với trẻ bú sữa). Cầm bình sữa đúng cách giúp trẻ bú sữa dễ dàng hơn, không phải dùng hết sức lực để bú sữa.

– Nên bé trẻ 10-15 phút sau khi bú sữa, hạn chế đặt trẻ nằm, vận động hoặc cười đùa quá nhiều sau khi bú sữa. Những công việc này dễ làm cho trẻ bị nôn trớ và đau bụng sau mỗi lần như vậy.

Cho trẻ bú mẹ đúng cách để hạn chế nôn trớ

Cho trẻ ăn dặm hợp lý

Trẻ 1 tuổi ngoài việc bú sữa mẹ (hoặc sữa công thức) mỗi ngày còn được bổ sung chất dinh dưỡng thông qua chế độ ăn dặm. Đối với trẻ 1 tuổi hay bị nôn trớ, thực đơn ăn uống của trẻ cần được tính toán hợp lý sao cho cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng mà không làm cho trẻ nôn trớ hoặc cảm thấy sợ hãi thức ăn. Cách giải quyết tốt nhất là:

– Chia nhỏ các bữa ăn của trẻ thành nhiều bữa khác nhau. Không nên ép trẻ ăn nhanh hoặc ăn nhiều một lúc. Có thể cho trẻ ăn nhiều bữa trong ngày, thông thường là 3 bữa chính và 2-3 bữa phụ. Bữa chính mẹ có thể cho trẻ ăn cháo, mì, nui, phở tùy ý nhưng cần đảm bảo 100 gam thịt (cá, tôm, cua), 30-50 gam rau củ quả trong thực đơn mỗi ngày. Bữa phụ bao gồm sữa chua, váng sữa, hoa quả dầm các loại.

– Mẹ chỉ nên cho trẻ ăn 1 chén cháo (phở, bún, nui) mỗi lần/ngày, 1 hộp sữa chua hoặc váng sữa/ngày, sử dụng sinh tố (nước ép) trái cây hoặc trái cây thái nhỏ đế cho trẻ tập nhai. Đôi lúc trẻ cảm thấy ngon miệng với thực phẩm lạ nên ăn uống rất nhiều. Dạ dày của trẻ co bóp còn kém nên dễ bị nôn trớ, nếu trẻ ăn quá nhiều thức ăn cùng lúc. Mỗi lần như vậy, mẹ cần tiết chế khả năng ăn uống của trẻ, chỉ cho trẻ ăn trong chừng mực nhất định và sau đó ăn tiếp vào những bữa sau.

– Cho trẻ nghỉ ngơi sau khi nôn trớ, không vội vàng cho trẻ đi tắm hoặc ăn lại bữa khác sau 5-10 phút. Mỗi lần trẻ nôn trớ, mẹ nên dùng giấy sạch lau người và quần áo cho trẻ, bế trẻ trên tay hoặc cho trẻ vận động tự do thoải mái chừng 15-20 phút sau, rồi mới tiến hành cho trẻ ăn tiếp. Bữa ăn lại cần ít hơn bữa ăn trước, cho trẻ ăn từ tốn và không hối thúc trẻ ăn nhanh, ăn nhiều.

– Trẻ bị nôn trớ nhiều làm giảm khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng, khiến cho trẻ biếng ăn, chậm tăng cân, có nguy cơ suy dinh dưỡng nếu tình trạng này kéo dài. Để bổ sung dinh dưỡng hợp lý cho trẻ, mẹ có thể cho trẻ uống thêm sữa công thức hằng ngày (khoảng 500-600ml sữa/ngày).

Không nên rung lắc trẻ sau khi ăn uống

Sữa công thức chứa đầy đủ chất dinh dưỡng, chế biến phù hợp với hệ tiêu hóa non yếu của trẻ, giúp trẻ hấp thụ dễ dàng mà không gặp phải các vấn đề như: táo bón, rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, nôn trớ thức ăn. Mẹ nên theo dõi quá trình uống sữa của trẻ, nếu trẻ bị nôn trớ nhiều sau khi uống sữa bò (hoặc có hiện tượng dị ứng, không dung nạp sữa bò) thì mẹ có thể chuyển sang sữa dê cho trẻ uống.

Sữa công thức có thể thay thế phần nào sữa mẹ, nếu người mẹ bị mất sữa không có đủ sữa cho con bú. Sữa công thức tốt cho sự phát triển của trẻ cả về thể chất lẫn trí tuệ, giúp trẻ tăng cân – chiều cao đều đặn, thông minh và lanh lợi. Trẻ 1 tuổi hay bị nôn trớ nên uống sữa mỗi ngày để giảm bớt tình trạng nôn trớ và hấp thụ chất dinh dưỡng hiệu quả hơn.

Trên đây là chế độ chăm sóc tốt nhất dành cho trẻ 1 tuổi hay bị nôn trớ. Thời gian trẻ bị nôn trớ có thể kéo dài 6-12 tháng, nhưng tập trung nhiều nhất ở giai đoạn 9-12 tháng – khi đó đang tập ăn cháo bột và làm quen với các thực phẩm khác nhau. Giai đoạn sơ sinh, trẻ cũng hay bị nôn trớ nhưng chủ yếu là nôn trớ ra sữa mẹ (sữa công thức), tần số và mức độ nôn trớ cũng ít không đáng kể.

Thực hiện chế độ ăn uống khoa học, hợp lý cho trẻ bị nôn trớ

Nếu trẻ thường xuyên nôn trớ, cường độ tăng dần theo thời gian, đi kèm với đó là các triệu chứng đau bụng, khó chịu, mệt mỏi, ho sốt; thì cha mẹ nên cho trẻ đi thăm khám bác sĩ để có kết quả chính xác. Kiến thức chăm sóc trẻ em, đảm bảo cho sự phát triển toàn diện của trẻ được chia sẻ tại Blog Nuôi dạy trẻ. Các bậc phụ huynh có thể truy cập website: https://nuoidaytre.com.vn để tham khảo thông tin hữu ích.

Xem thêm:

  • Phân tích vẻ đẹp của nhân vật Vũ Nương đầy đủ các luận điểm
  • Bài thơ Vịnh Cánh Hoa Đào – Tản Đà (Nguyễn Khắc Hiếu)
  • Bài thơ Xuân Đình Lan Điệu (Bài Ca Theo Điệu Xuân Đình Lan) – Hồ Xuân Hương
  • Tuyển Tập Những Áng Thơ Tình Mùa Thu Hay Nhất Của Anh Thơ
  • Phân tích khổ cuối bài Tràng giang siêu hay của tác giả Huy Cận

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *