Top 5 phương pháp giáo dục sớm tốt nhất cho trẻ 0-6 tuổi

Phương pháp giáo dục sớm cho trẻ 0-6 tuổi luôn đặt ra thách thức với người lớn, bao gồm cả giáo viên và cha mẹ trẻ em. Đâu mới là phương pháp giáo dục sớm phù hợp với trẻ nhỏ, giúp phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn trí tuệ.

Hiện nay trên thế giới trên tồn tại rất nhiều phương pháp giáo dục sớm dành cho trẻ 0-6 tuổi, tuy nhiên người ta không thể trả lời chính xác: phương pháp giáo dục nào tốt nhất cho trẻ em, bởi lẽ mỗi phương pháp đều có những ưu điểm, hạn chế và phù hợp với trẻ theo một khía cạnh riêng. Tùy vào quan điểm của mỗi người, cũng như hoàn cảnh giáo dục sớm cho trẻ mà các phương pháp giáo dục thể hiện tính ưu việt của mình.

Các phương pháp giáo dục sớm cho trẻ 0-6 tuổi phổ biến nhất hiện nay là: Montessori, Glenn Doman, Emilia, Waldorf Steiner, Steam… Định hướng giáo dục trẻ em của những phương pháp đó như sau:

Giáo dục sớm được thực hiện trên sự tôn trọng đặc điểm phát triển của trẻ

Phương pháp giáo dục sớm Montessori

Phương pháp giáo dục sớm Montessori hướng đến sự phát triển tự nhiên của mỗi đứa trẻ, tập trung phát triển tính chủ động sáng tạo của trẻ, khơi gợi lòng đam mê và sở thích riêng biệt của mỗi trẻ. Trong quá trình giáo dục sớm cho trẻ theo phương pháp Montessori, người lớn chỉ có nhiệm vụ hướng dẫn cho trẻ chứ không áp đặt hoặc can thiệp quá sâu vào hành động của trẻ.

Người lớn cần thay đổi cách nhìn nhận vào trẻ, không kỳ vọng trẻ phát triển như bạn bè khác hay đặt ra bất kỳ yêu cầu gì lên trẻ, thay vì đó là khích lệ trẻ phát triển theo bản năng tự nhiên nhất (nghĩa là tôn trọng những gì trẻ đang con và đã hoàn thành). Phương pháp Montessori sử dụng bộ giáo dục trực quan sinh động, giúp trẻ lĩnh hội kiến thức mới thông qua thao tác trực tiếp (nói đúng hơn là trẻ trải nghiệm thực tế dưới sự hướng dẫn của người lớn).

Sau một thời gian áp dụng phương pháp Montessori, trẻ em tự tin và chủ động hơn trước rất nhiều, trẻ tự giải quyết những công việc cá nhân của mình như mặc quần áo, xỏ giày dép, rửa tay, lau miệng, cất đồ dùng đồ chơi gọn gàng ngăn nắp,… Trẻ có xu hướng tìm hiểu những vấn đề xung quanh, tự khám phá và đưa ra câu trả lời cho chính mình.

Phương pháp Montessori dạy trẻ cách độc lập, tự chủ trong cuộc sống

Phương pháp giáo dục sớm Glenn Doman

Phương pháp giáo dục sớm Glenn Doman đề cao vai trò của cha mẹ trong quá trình chăm sóc, nuôi dạy một đứa trẻ. Theo quan điểm của Glenn Doman, cha mẹ chính là những người thầy giáo tuyệt vời nhất của con. Do đó, phương pháp giáo dục này chủ yếu hướng đến đối tượng cha mẹ và trẻ em, đưa ra các bài tập tư duy vận động, cách thức phát triển tư duy trí tuệ của trẻ dựa trên mối liên hệ giữa gia đình và trẻ em.

Phương pháp giáo dục Glenn Doman áp dụng cho trẻ từ 0 tuổi (nghĩa là khi mới chào đời), trong đó đề cao vai trò chủ đạo của người mẹ – ảnh hưởng trực tiếp lên nhận thức và sự phát triển toàn diện của bé. Glenn Doman hướng đến việc hình thành khả năng đặc biệt ở trẻ em, luận điểm chủ đạo là vượt qua hoàn cảnh để có được sự phát triển hoàn hảo. Do đó, trẻ em được giáo dục theo phương pháp Glenn Doman thường có trí tuệ thông minh, tư duy sắc bẹn, lanh lợi trong tư duy và hành động.

Phương pháp Glenn Doman tạo ra khả năng vượt trội cho trẻ em

Phương pháp giáo dục sớm Emilia

Phương pháp giáo dục sớm Emilia tạo ra mối quan hệ tổ hợp giữa 3 thành phần cha mẹ – con cái – giáo viên, trong đó nhấn mạnh vai trò tích cực của cha mẹ – những người ảnh hưởng trực tiếp lên nhân cách của trẻ. Giáo viên đóng vai trò là người quan sát, hướng dẫn và ghi chép lại những sự kiện diễn ra ở trẻ.

Phương pháp giáo dục Emilia kích thích trí tò mò của trẻ về thế giới xung quanh, để trẻ tự do sáng tạo và tham gia vào các hoạt động khám phá. Emilia tin rằng: đứa trẻ sẽ thông minh hơn nếu tự mình trải nghiệm những vấn đề xung quanh. Tự tìm hiểu bản chất vấn đề, rồi một mình rúc đúc kinh nghiệm là nền tảng cho đức tính chủ động và sự phát triển vượt bậc của trẻ sau này.

Ưu điểm lớn nhất của phương pháp Emilia là nhấn mạnh đến yếu tố cộng động, nghĩa là một đứa bé muốn phát triển toàn diện thì không thể tách rời mối quan hệ với mọi người xung quanh. Đây được xem là yếu tố giáo dục có tính nhân văn rất cao, đề cao tình yêu thương, sự gắn bó và sẻ chia với con người trong xã hội.

Phương pháp Emilia phát triển trẻ em dựa trên bản tính tò mò

Phương pháp giáo dục sớm Waldorf Steiner

Phương pháp giáo dục sớm Waldorf Steiner hướng đến sự tự do của mỗi cá nhân trong việc tiếp nhận kiến thức và thể hiện năng lực của bản thân. Waldorf Steiner không cổ vũ việc nhồi nhét kiến thức cho trẻ nhỏ, mà khuyến khích trẻ học theo sở trường của bản thân. Nghĩa là trẻ có thể tập trung vào những môn học yêu thích như: âm nhạc, hội họa, toán học, văn học, khám phá khoa học,… mà không cần cố gắng dung nạp toàn bộ kiến thức ở trường học.

Theo phương pháp giáo dục Waldorf Steiner, thời gian ở trường mầm non của trẻ chủ yếu dành cho việc vui chơi, vẽ tranh, thưởng thức âm nhạc, tiếp xúc với thiên nhiên,… qua đó trẻ tự bộc lộ khả năng của mình và tích cực nuôi dưỡng đam mê bản thân. Giáo dục sớm Waldorf Steiner nhằm tạo ra những con người tự do, sống có lý tưởng và không ngừng tìm tòi khám phá.

Phương pháp Waldorf Steiner giúp trẻ tự do khám phá thế giới

Phương pháp giáo dục sớm Steam

Hiện tại trên thế giới có rất nhiều người theo đuổi phương pháp giáo dục sớm Steam. Theo nhận định của các chuyên gia giáo dục sớm, Steam là phương pháp giáo dục toàn diện nhất, có tác dụng khơi gợi trí tò mò và phát triển trẻ dựa trên sự đam mê của bản thân.

Trong phương pháp giáo dục Steam, trẻ sẽ được tham gia vào các dự án học tập bao gồm tổng thể các lĩnh vực trong cuộc sống như: khoa học, công nghệ, nghệ thuật, toán học,…. Điều này thể hiện rõ nét qua các chữ cái cấu thành STEAM: Science – khoa học, Technology – công nghệ, Engineering – kỹ thuật, Mathematics – toán học, Art – nghệ thuật,… Giáo dục sớm Steam tập trung cho trẻ trải nghiệm thực tế, tham gia nhiều hoạt động có tính chất khác nhau, đại diện cho nhiều lĩnh vực trong cuộc sống. Trẻ chủ động khám phá vấn đề, lĩnh hội kiến thức mới, giải quyết vấn đề phát sinh, sau đó đúc kết kinh nghiệm cho bản thân.

Phương pháp Steam được áp dụng phổ biến tại các nước phát triển trên thế giới, đặc biệt là Hợp chủng quốc Hoa Kỳ. Đa số trẻ em hợp tác tốt với phương pháp giáo dục này. Steam tạo sự hứng thú cho trẻ khi tham gia các hoạt động trải nghiệm, kích thích trí tò mò, tư duy sáng tạo của trẻ em, trẻ có cơ hội bộc lộ đam mê và sở trường của bản thân. Người nên quan sát, hướng dẫn và có phương pháp giáo dục trẻ đúng đắn, trên cơ sở phát huy tiềm năng vốn có của trẻ.

Trẻ tham gia vào các hoạt động khác nhau của Steam

Ngoài các phương pháp giáo dục sớm ở trên, thế giới còn tồn tại rất nhiều phương pháp giáo dục khác dành cho trẻ em giai đoạn 0-6 tuổi, ví dụ như: phương pháp giáo dục Highscope, phương pháp giáo dục Shichida của Nhật Bản, phương pháp giáo dục của người Do Thái, phương pháp giáo dục của Mexico, phương án 0 tuổi của GS. Phùng Đức Toàn, phương pháp giáo dục trẻ em kiểu Mỹ,…

Phương pháp giáo dục sớm cho trẻ 0-6 tuổi được chia sẻ rộng rại tại Blog nuoidaytre.com.vn. Các bậc phụ huynh có thể truy cập website chính thức để tham khảo thông tin hữu ích.

Xem thêm:

  • Bài thơ Chuông Chùa Diệu Đế – Vũ Hoàng Chương
  • Phân Tích 10 Câu Cuối Bài “Vội Vàng” Của Xuân Diệu
  • Bài thơ Trăng Cũ – Vũ Hoàng Chương
  • Thơ tình Chạng Vạng – Thơ Tình Hoàng Hôn Mùa Hè Hay

    – Thơ Buồn Tình Yêu

  • Bài thơ Người Thơ – Hồ Dzếnh (Hà Triệu Anh)

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *