Top 10 tài liệu hay về Phong cách đàm phán không nên bỏ qua
Phong cách đàm phán là một kỹ năng quan trọng cần phải được rèn luyện và trau dồi trong suốt một khoảng thời gian dài chứ không đơn giản chỉ là một kĩ thuật trong kinh doanh. Phong cách đàm phán thể hiện sự thương lượng giữa các bên với nhau về một hay nhiều vấn đề nhằm trao đổi để đạt được một giải pháp giúp các bên đồng thuận.
Để giúp quý bạn đọc hiểu rõ hơn về chủ đề này, sau đây 123doc xin chia sẻ tới các bạn top 10 bài viết về chủ đề Phong cách đàm phán. Hy vọng rằng thông qua nguồn tài liệu này quý bạn đọc sẽ có thêm sự hiểu biết về lĩnh vực để đáp ứng nhu cầu học tập và làm việc của bản thân
I. 10 bài viết về chủ đề Phong cách đàm phán
1. Tiểu luận các phong cách đàm phán trong kinh doanh
Tiểu luận Các phong cách đàm phán trong kinh doanh dưới đây đã được tác giả nghiên cứu và thực hiện chi tiết, kỹ lưỡng với nội dung chính gồm 3 chương như sau:
Bạn đang xem: Top 10 tài liệu hay về Phong cách đàm phán không nên bỏ qua
- Chương 1: Một số lý luận chung về đàm phán trong kinh doanh
- Chương 2: Các phong cách đàm phán trong kinh doanh
- Chương 3: Những sai lầm thường mắc trong đàm phán và bí quyết để đi đến thành công trong đàm phán

Download tài liệu
2. Phong cách đàm phán với các nước trên thế giới
Nếu bạn đọc đang muốn tìm kiếm cho mình một tài liệu tham khảo hay và hữu ích về vấn đề đàm phán thì đừng bỏ qua tài liệu mà chúng mình giới thiệu ngay sau đây nhé. Tài liệu sẽ giúp các bạn nắm được kinh nghiệm cũng như cách thức để đàm phán với các nước lớn và nổi tiếng trên toàn thế giới như Anh, Pháp, Đức, Mỹ, Nhật Bản…

Download tài liệu
3. Tìm hiểu phong cách đàm phán của thương nhân Hàn Quốc và những lưu ý đối với thương nhân Việt Nam khi đàm phán thương mại quốc tế
Hàn Quốc được biết đến là đối tác lớn thứ 4 của nước ta và là thị trường xuất khẩu đứng thứ 7, nhập khẩu lớn thứ 2. Chính vì vậy ngày càng có nhiều doanh nghiệp của nước ta hợp tác với các đối tác của Hàn Quốc. Điều này đặt ra nhu cầu rất lớn về vấn đề đàm phán với đối tác là thương nhân người Hàn Quốc. Tài liệu mà chúng mình chia sẻ dưới đây sẽ giúp bạn đọc nắm bắt chi tiết và cụ thể hơn về vấn đề này.

Download tài liệu
4. Phong cách đàm phán với người Pháp
Pháp được biết đến là một quốc gia có tinh thần dân tộc cao, vậy nên chủ nghĩa cá nhân của họ cũng được chú trọng và đề cao. Vậy làm thế nào để có thể tiếp cận với họ một cách hiệu quả nhất? Để có thể trả lời cho câu hỏi này, xin mời quý bạn đọc cùng chúng mình tham khảo ngay tài liệu dưới đây.

Download tài liệu
5. Phong cách đàm phán với người Mỹ( đàm phán với Hoa Kỳ)
Trong thời kỳ kinh tế phát triển như hiện nay thì việc đàm phán với Mỹ luôn là điều mà các quốc gia hướng đến bởi vì Mỹ là nước phát triển hàng đầu của thế giới. Vì vậy việc nghiên cứu phong cách đàm phán của quốc gia Mỹ sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về họ, từ đó giúp cho việc đàm phán được thành công không chỉ trong cuộc sống mà còn trong kinh doanh.

Download tài liệu
6. Phong cách đàm phán
Mỗi người và mỗi doanh nghiệp sẽ có những phong cách riêng trong đàm phán, tuy nhiên mục đích cuối cùng là vẫn hướng đến lợi ích đạt được. Hiện nay có rất nhiều phong cách đàm phán khác nhau, tùy thuộc vào đối tác và cuộc đàm phán mà chúng ta có thể linh hoạt để sử dụng sao cho phù hợp. Tài liệu sau đây sẽ giúp bạn tìm hiểu kỹ lưỡng hơn về nội dung này.

Download tài liệu
7. Phong cách trong đàm phán, thương lượng của người Trung Quốc
Trung Quốc chắc hẳn là 1 quốc gia không còn trở nên xa lạ đối với quý bạn đọc phải không nào? Tuy nhiên để có thể hiểu về phong cách đàm phán và thương lượng của họ lại là một điều không hề đơn giản và dễ dàng. Để giúp quý bạn đọc có thể thành công khi đàm phán với doanh nhân Trung Quốc, 123doc gửi tới bạn đọc nguồn tài liệu tham khảo chất lượng sau đây, xin mời các bạn cùng tham khảo và tìm hiểu.

Download tài liệu
8. Chọn phong cách đàm phán như thế nào
Trong quá trình đàm phán, sẽ có người thích phong cách đấu tranh, châm biếm, chế giễu, nhưng có người lại thích phong cách ôn hòa, nhẹ nhàng, cũng có người lại thích sử dụng cương nhu và giấu kim trong bọc. Vậy phong cách nào sẽ chiếm ưu thế hơn cả? Mời quý bạn đọc tìm hiểu tài liệu dưới đây để có câu trả lời sắc đáng nhất!

Download tài liệu
9. Tìm hiểu về phong cách đàm phán của thương nhân Nhật Bản và những lưu ý của thương nhân Việt Nam khi đàm phán thương mại với Nhật Bản
Để góp phần bổ sung kiến thức cũng như kinh nghiệm cần thiết cho các doanh nghiệp Việt Nam với các thương nhân trên thế giới nói chung và thương nhân Nhật Bản nói riêng, nhóm tác giả đã tiến hành nghiên cứu đề tài dưới đây. Có rất nhiều cách để đàm phán với thương nhân Nhật Bản, tuy nhiên trong khuôn khổ của bài viết này, nhóm tác giả chỉ tập trung nghiên cứu về phương thức đàm phán gặp mặt trực tiếp.

Download tài liệu
10. Phong cách đàm phán Đông Tây
Bài viết dưới đây là tài liệu tham khảo dưới dạng slide powerpoint đã được tác giả nghiên cứu và thực hiện với nội dung sâu kỹ cùng với đó là cách trình bày khoa học, rõ ràng. Quý bạn đọc có thể tham khảo tài liệu để nâng cao kiến thức và sự hiểu biết về các yếu tố văn hóa ảnh hưởng đến phong cách đàm phán Đông Tây. Chắc chắn rằng tài liệu mà 123doc chia sẻ sẽ không làm cho quý bạn đọc phải thất vọng!

Download tài liệu
100+ Tài liệu phong cách đàm phán hay
Top 10 lời mở đầu luận văn hay nhất
10+ Đồ án tốt nghiệp xây dựng website tốt nhất
II. Một số phong cách đàm phán nổi bật trong kinh doanh
Tùy theo từng cuộc đàm phán và từng đối tượng khác nhau trong quá trình đàm phán mà chúng ta sẽ linh động để sử dụng các phong cách sao cho phù hợp. Sau đây 123doc xin chia sẻ tới bạn đọc một số phong cách đàm phán nổi bật trong kinh doanh như sau:
1. Phong cách cạnh tranh
– Trong đàm phán, phong cách cạnh tranh được hiểu là những bên tham gia đàm phán đều hướng đến quyền lực của mình, theo đuổi mục đích bằng cái giá của bên kia một cách dứt khoát và không hợp tác.
– Phong cách này có hai cách sử dụng đó là:
- Cách 1: sử dụng khi có vấn đề nào đó cần được giải quyết một cách nhanh chóng. Ngay từ đầu, mỗi bên cần phải xác định rõ mục tiêu và không thay đổi mục tiêu của mình. Nếu đáp ứng được hay không thì cũng phải giải quyết dứt khoát trong thời gian ngắn.
- Cách 2: sử dụng khi biết chắc chắn rằng mình đúng và mình có lý. Tất cả thành viên khi tham gia đàm phán cần nhận thức rõ vấn đề này ngay trước khi đàm phán.
2. Phong cách hợp tác
– Thể hiện sự tin tưởng, dứt khoát của các bên tham gia đàm phán để tìm ra các giải pháp liên kết và thỏa mãn hết tất cả các bên có liên quan.
– Phong cách này được sử dụng khi các bên tham gia đàm phán đều mong muốn tìm ra giải pháp phù hợp nhất. Phong cách này sẽ thể hiện sự tự nguyện và cùng mục đích.
– Bên cạnh đó, hợp tác còn để tạo dựng mối quan hệ lâu dài và bền vững, tạo sự liên kết chặt chẽ và tin tưởng lẫn nhau, cùng nhau tiến lên phía trước.
– Ngoài ra, phong cách hợp tác còn được sử dụng trong trường hợp cần phải học hỏi, thử nghiệm. Từ đó, chúng ta sẽ tích lũy được nhiều kinh nghiệm bổ ích hơn từ đối tác và trưởng thành hơn trong kinh doanh.
3. Phong cách lẩn tránh
– Là phong cách thể hiện sự không dứt khoát, không hợp tác và trì hoãn để giải quyết vấn đề. Trong đó, bên tham gia đàm phán sẽ né tránh vấn đề, mục tiêu và không tỏ rõ thái độ của mình.
– Sử dụng phong cách này khi gặp những vấn đề không quan trọng, thứ yếu và khó bày tỏ.hoặc các vấn đề không liên quan đến lợi ích của chính mình. Nếu Đối tác có đưa ra để đàm phán thì cũng phải lờ đi, không đề cập và đánh trống lảng.
– Ngoài ra có thể sử dụng phong cách này nếu các bên tham gia đồng ý giải quyết vấn đề đó và chấp nhận sẽ gây ra hậu quả tiêu cực còn lớn hơn lợi ích mà nó mang lại cũng như khi bạn muốn làm cho đối tác bình tĩnh lại để xoay chuyển quá trình đàm phán.
– Nếu trường hợp chúng ta đang thiếu các thông tin và những thông tin mà chúng ta đang có chưa chắc chắn thì cần phải tiếp tục thu thập thêm các thông tin khác. Tuy nhiên bạn đọc cần phải lưu ý là phong cách này chỉ là tình thế tạm thời.
4. Phong cách thỏa hiệp hay nhượng bộ
– Là phong cách thể hiện sự hợp tác nhưng lại không dứt khoát, có thể bỏ qua một số quyền lợi của mình để đáp ứng yêu cầu đối tác. trong đàm phán thì nhượng bộ hay thỏa hiệp cũng rất cần thiết tuy nhiên cần phải có nguyên tắc.
– Phong cách này chỉ nên sử dụng khi vấn đề tương đối quan trọng và hậu quả của nó còn nguy hiểm hơn. Hậu quả của việc không nhượng bộ có thể sẽ rất lớn và ảnh hưởng đến chúng ta rất nhiều mặt, vậy nên tùy theo tình hình mà chúng ta phải nhượng bộ. Tuy nhiên bạn cần phải tính toán mặt lợi, mặt hại trước khi nhượng bộ.
– Người ta còn sử dụng phong cách này khi muốn có giải pháp tạm thời nhưng nó chỉ bảo đảm cho chúng ta lợi ích trước mắt và thời gian để chuẩn bị tốt hơn. Đây cũng là một phương cách thích hợp để thăm dò nhau và không có sự ảnh hưởng lớn đến toàn bộ tiến trình hoạt động.
– Cuối cùng, nếu bạn không tìm được phong cách nào tốt hơn thì mới nên sử dụng phong cách này. Trong một số trường hợp thì đây sẽ là giải pháp cuối cùng.
5. Phong cách chấp nhận
– Thể hiện sự thỏa mãn và chấp nhận những yêu cầu mà đối tác đưa ra. Sẽ có rất nhiều tình huống trong cuộc sống hay trong đàm phán xảy ra mà chúng ta phải chấp nhận ý kiến của đối tác và đáp ứng các yêu cầu của họ.
– Sử dụng phong cách này trong trường hợp nếu chúng ta cảm thấy mình chưa chắc chắn đúng hoặc ta cảm thấy vấn đề có thể sẽ bộc lộ điểm yếu và bị đối phương tấn công.
– Trong trường hợp chúng ta chấp nhận vấn đề này và đối tác chấp nhận vấn đề khác thì nên xét trên toàn cục diện xem có lợi hay không gây thiệt hại cho ta hay không.
– Có một số trường hợp mà vấn đề chúng ta nêu ra gây tranh luận và khó khăn cho chính mình thì cũng nên chấp nhận và nhượng bộ.
Trên đây 123doc đã chia sẻ và giới thiệu đến quý bạn đọc những bài viết hay nhất về chủ đề Phong cách đàm phán. Bên cạnh đó quý bạn đọc có thể tham khảo thêm nhiều tài liệu bổ ích với các chủ đề khác nhau tại 123doc để phục vụ quá trình tìm hiểu và nghiên cứu của bản thân nữa đấy. Chúc bạn đọc thành công!
Đăng bởi: Nuôi Dạy Trẻ
Chuyên mục Tài Liệu