Tháp dinh dưỡng cho trẻ từ 1 đến 6 tuổi cha mẹ cần biết

Tháp dinh dưỡng cho trẻ từ 1 đến 6 tuổi

Tháp dinh dưỡng cho trẻ từ 1 đến 6 tuổi được chia sẻ tại Blog Nuôi dạy trẻThời thơ ấu là giai đoạn quan trọng của quá trình phát triển của của trẻ. Trẻ em, nhất là ở độ tuổi 1-6, không biết cách lựa chọn thức ăn thích hợp như người lớn. Để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của trẻ, cha mẹ cần dựa vào tháp dinh dưỡng cho trẻ từ 1 đến 6 tuổi để xây dựng chế độ ăn cân đối, lành mạnh cho trẻ. 

Nhu cầu dinh dưỡng cho trẻ 1 đến 6 tuổi

Theo tháp dinh dưỡng cho trẻ từ 1 đến 6 tuổi, cũng giống như người lớn, trẻ em cũng cần được cung cấp đầy đủ 5 nhóm chất: vitamin, khoáng chất, tinh bột, chất đạm và chất béo. Tuy nhiên, trẻ em cần lượng chất dinh dưỡng cụ thể khác nhau ở các độ tuổi khác nhau. Dưới đây là các chất và các loại thực phẩm cần phải có trong chế độ ăn của trẻ:

  • Chất đạm. Chất đạm có trong hải sản, thịt nạc và thịt gia cầm, trứng, các loại đậu và hạt.
  • Trái cây: Cha mẹ nên khuyến khích trẻ ăn nhiều trái cây, có thể là trái cây tươi, đóng hộp, đông lạnh, sấy khô hoặc là nước trái cây. Nếu trẻ uống nước trái cây, hãy đảm bảo rằng đó là nước trái cây nguyên chất 100% không có thêm đường. Nếu cha mẹ không làm nước trái cây cho trẻ ở nhà mà mua sản phẩm chế biến sẵn thì hãy lưu ý bảng thành phần để đảm bảo sản phẩm không có hoặc có rất ít đường. Ngoài ra, cha mẹ hãy nhớ rằng một phần tư cốc trái cây khô được tính là một cốc trái cây. Khi tiêu thụ quá mức trái cây sấy khô, trẻ có thể bị dư thừa calo. 
  • Rau: Tương tự như trái cây, trẻ nên ăn nhiều rau hằng ngày. Cha mẹ nên cố gắng cho con ăn đa dạng nhiều loại rau. 
  • Hạt: Nếu trẻ bị thừa cân, cha mẹ nên hạn chế các loại ngũ cốc tinh chế như bánh mì trắng, mì ống và gạo và thay vào đó nên chọn ngũ cốc nguyên hạt, chẳng hạn như bánh mì nguyên cám, bột yến mạch, ngô, hạt diêm mạch, gạo lứt… 
  • Sản phẩm từ sữa: Khuyến khích trẻ ăn và uống các sản phẩm từ sữa không có chất béo hoặc ít chất béo, chẳng hạn như sữa tươi, sữa chua, pho mát hoặc sữa hạt.
  • Chất béo: Ngoài chất béo có trong thực phẩm, trẻ có thể nạp chất béo từ bơ hoặc dầu ăn. Để trẻ không bị dư thừa calo và nạp chất béo xấu, cha mẹ chỉ nên dùng lượng nhỏ dầu, bơ trong các món ăn cho trẻ, đồng thời nên dùng các loại dầu như dầu ô liu, dầu hạt cải, dầu gấc… 
Các loại thực phẩm chính có trong tháp dinh dưỡng cho trẻ từ 1 đến 6 tuổi

Chi tiết tháp dinh dưỡng cho trẻ từ 1 đến 6 tuổi

Trẻ em từ 1 đến 2 tuổi

Trong giai đoạn này, trẻ cần có người hỗ trợ, giám sát trong quá trình ăn uống vì chưa thể tự ăn. Trẻ ở độ tuổi này chỉ ăn được các thực phẩm, món ăn mềm, dễ ăn như sữa, bột, cháo, hoa quả nghiền… Cha mẹ có thể cho trẻ ăn 3 hoặc 4 bữa chính một ngày và cần đảm bảo lượng chất như sau:

  • Năng lượng: 1.000 calories/ngày
  • Nước: 100ml/kg/ngày (với trẻ nặng từ 1-10kg). Nếu trẻ nặng từ 11-20kg thì cần 1000ml + 50ml/kg/ngày
  • Chất đạm:  15 – 18g/ngày
  • Chất béo: 55g/ngày
  • Chất tinh bột: 13g/kg/ngày

Trẻ từ 3 đến 6 tuổi

Lúc này trẻ bắt đầu đi học mầm non, hoạt động hàng ngày đa dạng hơn (học tập, vui chơi với bạn bè) nên cần nhiều năng lượng hơn. Đây cũng là lúc trẻ phát triển chiều cao nhanh hơn, bởi vậy cha mẹ cần bổ sung lượng sữa phù hợp cho con để hỗ trợ cho sự phát triển chiều cao của trẻ. Cha mẹ cũng nên cho con uống các loại sữa công thức hoặc sữa tươi ít đường, không đường và nên uống khoảng 500ml sữa mỗi ngày. Nhu cầu dinh dưỡng hàng ngày của trẻ từ 3-6 tuổi như sau:

  • Năng lượng: 1300 calories/ngày
  • Nước: 1000ml + 50ml/kg/ngày với trẻ nặng 11-20kg và 1500ml + 20ml/kg với trẻ nặng trên 21kg.
  • Chất đạm: 20 – 23gr/ngày
  • Chất béo: 40g/ngày
  • Chất tinh bột: 13g/kg/ngày
Một số thực phẩm không tốt cho sức khỏe của trẻ

Thực phẩm được khuyến cáo hạn chế trong tháp dinh dưỡng cho trẻ từ 1 đến 6 tuổi

Một số thực phẩm không thiết yếu trong chế độ ăn của trẻ. Chúng chứa nhiều calo, chất béo bão hòa, đường bổ sung hoặc muối. Những loại thực phẩm này không tốt cho sức khỏe của trẻ vì chúng có thể khiến trẻ bị thừa cân hoặc mắc các bệnh khác nếu trẻ tiêu thụ quá nhiều. Bởi vậy cha mẹ nên hạn chế những loại thực phẩm này trong bữa ăn hàng ngày của trẻ. Cha mẹ cũng không nên cắt bỏ đột ngột những loại thực phẩm này mà nên thực hiện từ từ để khẩu vị của trẻ có thời gian để thích ứng. 

Đường 

Cha mẹ nên hạn chế đường bổ sung trong chế độ ăn hàng ngày của trẻ. Đường tự nhiên có trong thực phẩm, chẳng hạn như đường trong trái cây và sữa, không phải là đường bổ sung. Ví dụ về các loại đường bổ sung bao gồm đường nâu, xi-rô ngô, mật ong… Khi mua thực phẩm chế biến sẵn cho con, cha mẹ nên kiểm tra bảng thành dinh dưỡng để biết được chính xác lượng đường trong đó và không nên chọn sản phẩm có nhiều đường bổ sung.

Chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa

Trẻ nên hạn chế tiêu thụ chất béo bão hòa – chất béo chủ yếu đến từ nguồn thực phẩm động vật, chẳng hạn như thịt đỏ, thịt gia cầm và các sản phẩm từ sữa nguyên kem. Cha mẹ nên tìm cách thay thế chất béo bão hòa bằng dầu thực vật và hạt, cung cấp axit béo thiết yếu và vitamin E. Chất béo lành mạnh hơn cũng có trong thực phẩm tự nhiên như ô liu, quả hạch, quả bơ và hải sản. Và hạn chế chất béo chuyển hóa bằng cách tránh thực phẩm có chứa dầu hydro hóa.

Natri

Nhiều trẻ có quá nhiều natri trong chế độ ăn hàng ngày. Cha mẹ nên khuyến khích con ăn vặt bằng trái cây và rau quả thay vì khoai tây chiên và bánh quy cũng như lưu ý kiểm tra nhãn dinh dưỡng và tìm sản phẩm có hàm lượng natri thấp cho trẻ.

Ví dụ về các loại thực phẩm cần hạn chế là:

  • Bánh quy ngọt, bánh ngọt và món tráng miệng
  • Thịt chế biến sẵn như jambon, xúc xích
  • Kem, bánh kẹo và sô cô la
  • Bánh pizza, khoai tây chiên, hamburger và các loại đồ chiên khác
  • Các loại snack mặn hoặc ngọt
  • Nước có ga, nước giải khát có đường 

Dưới đây là một số mẹo giúp cha mẹ hạn chế những loại thức ăn không lành mạnh cho trẻ:

  • Thay vì sử dụng nhiều dầu động vật, cha mẹ nên dùng dầu thực vật để nấu ăn như dầu hạt cải, dầu ô liu… 
  • Hạn chế các món chiên, rán thay vào đó là nướng, hấp hoặc xào
  • Luôn đọc bảng thành phần và chọn cho trẻ những thực phẩm ít đường, muối và chất béo không lành mạnh 
  • Hạn chế thêm nhiều muối vào các món ăn của trẻ
  • Thay vì các loại nước giải khát, nước tăng lực chứa nhiều đường, cha mẹ nên cho trẻ uống nước hoặc nước trái cây loại không đường.
Hình thành thói quen ăn uống lành mạnh ở trẻ nhỏ

Một số tips khuyến khích thói quen ăn uống lành mạnh ở trẻ

Cha mẹ nên dạy con cách ăn uống lành mạnh càng sớm càng tốt và giúp con hình thành thói quen ăn uống khoa học. Ngoài việc căn cứ vào tháp dinh dưỡng cho trẻ từ 1 đến 6 tuổi để xây dựng chế độ ăn cân đối cho trẻ, cha mẹ có thể làm theo các mẹo dưới đây để giúp con hình thành thói quen ăn uống lành mạnh.

  • Khuyến khích trẻ ngồi ăn cùng gia đình thay vì vừa ăn vừa xem ti vi, điện thoại hoặc ipad.
  • Biến các món ăn lành mạnh trở nên thú vị và thu hút trẻ hơn, chẳng hạn như bằng cách cắt trái cây hoặc bánh mì sandwich thành những hình dạng thú vị
  • Tạo cho trẻ thói quen ăn sáng lành mạnh mỗi ngày
  • Đừng giữ đồ ăn vặt không lành mạnh trong nhà, thay vào đó là hoa quả và các loại hạt để trẻ ăn nhẹ

Tóm lại, dựa vào tháp dinh dưỡng cho trẻ từ 1 đến 6 tuổi để xây dựng thực đơn hàng ngày cho trẻ, cha mẹ sẽ tạo ra cơ sở vững chắc cho sự phát triển và thói quen ăn uống sau này của trẻ.

Xem thêm:

Gợi ý thực đơn cho trẻ suy dinh dưỡng thấp còi

Xem thêm:

  • Bài thơ Mẹ – Thu Bồn (Hà Đức Trọng)
  • Phân Tích Bình Ngô Đại Cáo Của Nguyễn Trãi để thấy được sự tàn ác của giặc Minh
  • Bài thơ Xem Ảnh Tuổi Nhỏ Của Em – Huy Cận (Cù Huy Cận)
  • Bài thơ Tội Giặc – Lưu Trọng Lư
  • Bài thơ Trời Cao Phật Hiện – Vũ Hoàng Chương

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *