Tháp dinh dưỡng cho trẻ 1 tuổi chế độ ăn như thế nào – câu trả lời có tại Blog Nuôi dạy trẻ. Trong giai đoạn 1-2 tuổi, hệ thống tiêu hóa của trẻ chưa phát triển hoàn chỉnh nên cha mẹ cần phải lưu ý rất nhiều về chế độ ăn của trẻ. Và dựa vào những thông tin bổ ích mà tháp dinh dưỡng cho trẻ 1 tuổi cung cấp, cha mẹ có thể xây dựng các bữa ăn hàng ngày bổ dưỡng và khoa học hơn cho con.
Khẩu phần ăn hàng ngày theo tháp dinh dưỡng cho trẻ 1 tuổi
Dựa theo tháp dinh dưỡng cho trẻ 1-2 tuổi, trẻ cần được cung cấp đầy đủ 5 nhóm chất hàng ngày, bao gồm: chất đạm, chất tinh bột, chất béo, các loại vitamin và khoáng chất. Dưới đây là các nhóm thực phẩm cùng khẩu phần sữa nên có trong bữa ăn hàng ngày của trẻ:
Rau và trái cây
Rau và trái cây là nguồn cung cấp vitamin và chất xơ chính cho trẻ. Trẻ thường kén ăn rau, quả nên để khuyến khích trẻ ăn, cha mẹ có thể làm đa dạng các món từ rau, quả hay tạo những hình đáng yêu.
Trái cây: 1 phần ăn tương đương với 1 trái táo, chuối, cam hoặc lê vừa hoặc 2 quả mận hay mơ nhỏ hoặc 1 cốc trái cây cắt nhỏ thành hạt lựu hoặc trái cây đóng hộp đã bỏ đi phần nước ngâm (chọn loại không thêm đường). Trẻ cần được cung cấp ½ phần ăn một ngày.
Rau: 1 phần ăn tương đương ½ củ khoai tây vừa (hay khoai lang và ngô); hoặc ½ chén rau đã nấu chín (bông cải xanh, rau cải, rau ngót, bí xanh); hoặc ½ chén đậu (đậu nành, đậu gà… ) đã nấu chín hoặc loại đóng hộp. Trẻ nên ăn từ 2-3 phần ăn mỗi ngày.
Ngũ cốc
Ngũ cốc cung cấp chất tinh bột, một chất thiết yếu cho cơ thể, giúp chuyển hóa chất dinh dưỡng thành năng lượng để trẻ hoạt động hàng ngày.
1 phần ăn tương đương 1 lát bánh mì; hoặc ½ chén cơm hoặc các loại mì đã nấu chín hay hạt diêm mạch, yến mạch; hoặc ⅔ chén ngũ cốc từ lúa mì hoặc 1 cái bánh nướng loại nhỏ hoặc bánh nướng xốp kiểu Anh. Cha mẹ nên cung cấp cho trẻ 4 phần ăn một ngày và ngũ cốc nguyên hạt là tốt nhất.
Sữa
1 phần ăn tương đương 1 cốc (250ml) sữa; hoặc 1 cốc sữa hạt như đậu nành hoặc sữa gạo; hoặc 2 lát pho mát; hoặc ¾ cốc (200g) sữa chua; hoặc ½ cốc pho mát ricotta. 1 phần ăn có thể cung cấp khoảng 250 mg canxi. Cha mẹ nên chọn sữa giàu chất béo và cung cấp 1-1½ phần ăn một ngày cho bé giúp bé có đủ canxi để xương và răng phát triển chắc khỏe.
Thịt, cá, trứng, quả hạch, các loại đậu
1 phần ăn tương đương 65g thịt bò nạc, dê hoặc lợn nấu chín; hoặc 80g thịt gà nấu chín; hoặc 100g thịt cá nấu chín; hoặc 170g đậu phụ; hoặc 2 quả trứng gà/vịt lớn; hoặc 1 chén đậu như đậu lăng, đậu xanh… nấu chín hoặc đóng hộp; hoặc 1½ thìa bơ đậu phộng. Những loại thực phẩm này giúp cung cấp chất đạm, cần thiết trong quá trình phát triển cơ bắp. Trẻ nên tiêu thụ 1 phần ăn mỗi ngày.
Chất béo lành mạnh
1 phần ăn = 1-2 thìa cà phê (5-10 gm) dầu ô liu, hạt cải, dầu gạo hoặc bơ thực vật… Cha mẹ nên cung cấp cho trẻ 1 khẩu phần chất béo mỗi ngày.
Lời khuyên cho cha mẹ khi xem tháp dinh dưỡng cho trẻ 1-2 tuổi
Trẻ trong độ tuổi 1-2 tuổi cần khoảng 1.000 calo mỗi ngày. Để trẻ không phải ăn quá nhiều trong 1 bữa cha mẹ nên chia thành ba bữa chính và hai bữa phụ để đáp ứng nhu cầu năng lượng và dinh dưỡng để con phát triển và hoạt động. Ngoài ra, cha mẹ cũng cần lưu ý một số điều để giúp con ăn uống và hấp thụ dinh dưỡng tốt hơn.
Khuyến khích, nhưng đừng gây áp lực hoặc ép con ăn. Điều này sẽ gây nên tâm lý chán ăn, sợ ăn cho trẻ và dù cha mẹ có ép con ăn được nhiều thì con cũng không hấp thụ chất dinh dưỡng tốt được như khi vui vẻ ăn uống. Cha mẹ có thể tạo hình thức ăn thành những dạng thú vị, đáng yêu để khuyến khích trẻ ăn hoặc nếu trẻ ăn ít, chia thành những bữa ăn hơn cho trẻ.
Cha mẹ nên cho trẻ ăn đa dạng các loại thức ăn từ các nhóm thực phẩm. Như vậy, trẻ vừa có thể được cung cấp nhiều chất dinh dưỡng hơn vừa tạo được thói quen ăn uống khoa học.
Theo tháp dinh dưỡng cho trẻ 1, cha mẹ không nên hạn chế chất béo trong thực đơn của trẻ. Trẻ từ 1 đến 2 tuổi nên được cung cấp lượng chất béo tương đương một nửa lượng calo hàng ngày. Chất béo rất quan trọng đối với sự tăng trưởng và phát triển của trẻ ở độ tuổi này. Khi trẻ được hai tuổi, cha mẹ có thể giảm dần mức tiêu thụ chất béo (giảm xuống khoảng bằng một phần ba lượng calo hàng ngày khi trẻ lên bốn hoặc năm tuổi).
Cha mẹ cần đảm bảo thức ăn đủ nguội để không bị bỏng cả kể khi cho trẻ ăn và khi để thức ăn gần trẻ để phòng ngừa trường hợp trẻ với tay vào thức ăn.
Không cho nhiều gia vị, muối, bơ, hoặc đường vào thức ăn hàng ngày của trẻ. Những chất bổ sung này không những cản trở việc trẻ thưởng thức hương vị tự nhiên của thực phẩm mà còn có thể gây hại cho sức khỏe lâu dài của trẻ. Khi mua thực phẩm đóng sẵn cho trẻ, cha mẹ nên đọc kỹ bảng thành phần để nắm được lượng chất con nạp vào. Dù vậy, cha mẹ cũng không nên bỏ hoàn toàn muối khỏi chế độ ăn của trẻ vì đây là nguồn cung cấp iot chính.
Ở độ tuổi này, trẻ vẫn có thể bị nghẹn vì nhiều thức ăn. Trẻ em không học cách nhai bằng chuyển động mài cho đến khi chúng được khoảng ba tuổi. Vì vậy, cha mẹ hãy đảm bảo rằng bất cứ thứ gì cho trẻ ăn đều được nghiền hoặc cắt thành những miếng nhỏ, dễ nhai.
Không bao giờ cho trẻ ăn nguyên hạt đậu phộng, nho hay cà chua bi nguyên trái, cả kẹo cứng và kẹo dẻo miếng lớn… vì trẻ có thể sẽ không nhai mà nuốt luôn những loại thực phẩm này. Điều này sẽ rất nguy hiểm vì có thể gây tắc đường thở, khiến trẻ không thở được.
Đảm bảo rằng trẻ chỉ ăn khi ngồi và khi có sự giám sát của người lớn. Cũng có những trẻ 1-2 tuổi đã có thể tự ăn nhưng dù vậy, cha mẹ vẫn cần phải ngồi giám sát quá trình ăn của trẻ. Và không nên cho trẻ vừa ăn vừa chạy nhảy, đùa nghịch vì sẽ làm tăng nguy cơ mắc nghẹn và tạo thói quen ăn uống không tốt cho trẻ. Cha mẹ cũng nên dạy trẻ ăn/uống hết thức ăn trong miệng trước khi nói càng sớm càng tốt.
Ở tuổi này, trẻ đã có thể ăn các loại thức ăn vặt và cũng rất thích đồ ăn vặt. Nhưng những loại snack ăn vặt bán sẵn này không hề tốt cho sức khỏe của trẻ vì chúng chứa nhiều đường, muối, chất béo xấu và chất bảo quản. Để hạn chế trẻ ăn những loại thực phẩm này, cha mẹ không nên trữ chúng ở nhà. Cha mẹ có thể dùng trái cây tươi hoặc sấy khô hoặc những loại hạt để làm thức ăn vặt cho trẻ nhưng cũng không nên cho trẻ ăn quá nhiều. Và cha mẹ cũng không nên cấm trẻ ăn hoàn toàn, có thể cho trẻ ăn một ít, ví dụ ăn 1-2 lần 1 tuần.
Cha mẹ cũng không nên cho trẻ 1-2 tuổi uống các loại nước ngọt, nước giải khát và thậm chí là sữa có hương vị như sữa dâu, cam… Trẻ nên uống sữa, nước và nước hoa quả. Nếu cha mẹ mua nước hoa quả làm sẵn, lưu ý chọn loại không thêm đường.
Trẻ 1-2 tuổi cần phải được cung cấp đầy đủ và phù hợp lượng chất dinh dưỡng để phát triển toàn diện cả về thể chất và trí tuệ. Để tránh để con thừa chất dẫn đến béo phì hoặc thiếu chất gây suy dinh dưỡng, cha mẹ nên căn cứ vào tháp dinh dưỡng cho trẻ 1 tuổi để phân bổ lượng thức ăn hàng ngày cho con.
Xem thêm:
Tháp dinh dưỡng cho trẻ dưới 1 tuổi cấm ký thực phẩm gì?
- Bài thơ Nhớ Cố Nhân – Vũ Hoàng Chương
- Bài thơ Khách Giang Hồ – Tản Đà (Nguyễn Khắc Hiếu)
- Bài thơ Trời Và Đất – Phan Thị Thanh Nhàn
- Bài thơ Đá Ngủ Bên Thềm – Vũ Hoàng Chương
- Bài thơ Mẹ Cái Lầm (Phú Đắc) – Tú Xương (Trần Tế Xương)