Phương pháp giáo dục sớm cho trẻ 0-12 tháng tuổi. Phát triển năng lực ngôn ngữ giúp trẻ thông minh

Phương pháp giáo dục sớm cho trẻ 0-12 tháng tuổi khiến cho nhiều người hoài nghi về kết quả của nó. Trẻ giai đoạn 0-12 tháng tuổi có cần được giáo dục sớm, nếu có thì sử dụng phương pháp nào để đạt hiệu quả cao nhất.

Phương pháp giáo dục sớm cho trẻ 0-12 tháng tuổi đang trở thành chủ đề bàn cãi của thế giới. Có nhiều quan điểm giáo dục khác nhau xung quanh chủ đề này. Đa số mọi người trong xã hội cho rằng: trẻ 0-12 tháng tuổi còn quá nhỏ để thực hiện các biện pháp giáo dục, trẻ độ tuổi này chưa biết nói, chưa biết hồi đáp với người lớn, do đó hiệu quả thực hiện giáo dục sớm cho trẻ thường không đạt kết quả mong muốn.

Tuy nhiên, những năm trở lại đây cùng với sự phát triển vượt bậc của khoa học công nghệ, quan điểm về giáo dục sớm trên thế giới đã có sự thay đổi đáng kể. Phương pháp giáo dục sớm không chỉ áp dụng trên trẻ biết nói, biết tương tác với người lớn, mà còn được thực hiện ở trẻ mới sinh ra cho đến 12 tháng tuổi. Giáo dục sớm muốn thu được kết quả, giúp trẻ phát triển thông minh khỏe mạnh nên triển khai càng sớm càng tốt, và thời điểm thích hợp nhất là trẻ 0-12 tháng tuổi.

Phương pháp giáo dục sớm cho trẻ 0-12 tháng tuổi tập trung chủ yếu ở chương trình phát triển năng lực ngôn ngữ cho trẻ em, trong đó bao gồm 2 nội dung công việc lớn đòi hỏi người lớn phải thực hiện liên tục và thường xuyên với trẻ đó là lắng nghe và trò chuyện tình cảm.

Phương pháp giáo dục sớm được thực hiện từ lúc trẻ chào đời

Lắng nghe ngôn ngữ phát ra từ trẻ là nền tảng của các phương pháp giáo dục sớm cho trẻ

Nhiều người lớn thích chuyện trò với các bé nhưng chỉ có rất ít người lắng nghe được bé muốn nói gì. Thường mọi người nghĩ là các bé chẳng có gì mà nói cả, phải mất hàng tháng trời, có khi đến cả hàng năm trời, các bé mới bắt đầu cần nói. Điều này chẳng đúng một chút nào.

May sao các bà mẹ vẫn nói chuyện với con mình và các bé cố hết sức để trò chuyện cùng mẹ. Ngay từ khi bé vừa chào đời, nhu cầu lớn hàng đầu của bé là giao tiếp. Điều này vốn thuộc về bản tính của loài người.

Điều đầu tiên bé muốn báo cho mọi người là bé vẫn sống. Một nhu cầu quan trọng không kém mà bé cần thông báo rằng bé đang đói. Khi bé dần nhận thức được, quá trình này diễn ra khá nhanh chóng, bé sẽ cần bày tỏ mình đang gặp nguy hiểm, vui vẻ, cáu giận, khó chịu, hài lòng hay mệt mỏi.

Một trong những nhu cầu chủ chốt của bé, điều mà bé thường xuyên muốn bộc lộ chính là được gần gũi với bố mẹ và yên trí rằng bố mẹ sẽ luôn có mặt khi bé cần. Nhưng bé lại bị mắc kẹt trong cơ thể mũm mĩm non nớt, không thể tự thỏa mãn các nhu cầu của mình. Bé cần truyền đạt những nhu cầu đó hoặc bỏ qua chúng. Như các mẹ vẫn biết, thường thì bé chẳng dễ dàng bỏ qua các nhu cầu của mình. Bé muốn được thỏa mãn khi có nhu cầu.

Nếu ai đó nghĩ rằng: ý nghĩ của bé sơ sinh chẳng có gì cần nói, thì thật là vô lý. Bé cần được chuyện trò với mẹ và sẽ sử dụng mọi cách có thể để chuyện trò ngay từ khi chào đời cho đến khi cả bố lẫn mẹ bé hoàn toàn hiểu mọi điều bé muốn.

Điều quan trọng nhất mà các mẹ cần hiểu về ngôn ngữ của bé sơ sinh chính là:

Mọi âm thanh mà bé tạo ra đều thuộc ngôn ngữ của bé. Những âm thanh bé phát ra không đơn thuần chỉ giống như ngôn ngữ. Những âm thanh đó không giống Tiếng Việt, thực chất là thứ tiếng Việt chưa rõ âm (Tiếng Anh, Tiếng Nhật hay bất kỳ thứ tiếng nào của gia đình bạn), nhưng đó chính là ngôn ngữ mà bạn vẫn dùng hằng ngày.

Từ góc nhìn của bé, điều đầu tiên bé quan tâm là: Có ai lắng nghe con không? Bé phát ra tín hiệu để tìm lời đáp cho câu hỏi “Có ai ở đây cùng con không?”. Nếu người lớn không lắng nghe bé, việc bé phát ra tín hiệu vẫn diễn ra thường xuyên, nhưng chúng ta sẽ không bắt được tín hiệu đó. Nhưng bởi vì đã rất quyết tâm nên bé loại bỏ cách giao tiếp không hiệu quả đó, chuyển hướng sang những cách giao tiếp khác. Khi thu hút được sự chú ý, bé hoàn toàn đạt được mong muốn.

Trước sự thực này hẳn người mẹ hết sức ngạc nhiên. Không ai bảo cho mẹ biết đứa con 2 tháng tuổi của mẹ đang cố nói điều gì. Ngạc nhiên và phấn khích, cô đến gặp bác sĩ nhi khoa hoặc sang nhà hàng xóm, tự hào thông báo “Bé con nhà tôi mới 2 tháng mà đã học nói rồi đấy”.

Người ta sẽ bảo với cô, thậm chí còn ra vẻ biết tuốt, rằng thực ra những âm thanh mà bé phát ra chỉ là do hơi thở của bé mà thôi. Hơi thở thật sao? Rồi người này bảo người kia cứ ỉm đi thôi. Người mẹ hiểu ra mình không nên kể chuyện bé đang cố nói gì đó bởi vì đơn giản mọi người sẽ nghĩ cô ấy không bình thường. Thông tin sơ đẳng quý giá về quá trình phát triển của bé mà mỗi người bé phát hiện ra giống như một món đồ châu ngọc bị chôn vùi dưới đáy hộp được phát hiện. Cách bà mẹ nên học cách vùi món đồ châu ngọc trở lại chính xác chỗ họ đã tìm thấy nó.

Thật đáng buồn làm sao, một số bà mẹ không bao giờ tìm được món châu báu này, thế nên đứa con bé bỏng của họ trải qua 12 tháng đầu đời cố sức nói với mẹ mình nhưng không được đền đáp xứng đáng. Các bé phải chịu cảnh vô phương bộc lộ ý muốn, cho đến khi chúng có thể tạo ra những âm thanh mà người lớn chúng ta coi là “các từ”. Như thế bé sẽ phải chờ đợi rất lâu.

Mẹ cần lắng nghe và thấu hiểu âm thanh phát ra từ bé

Mọi âm thanh phát ra đều thuộc ngôn ngữ của bé. Khi các bà mẹ biết và thấu hiểu điều này, họ đã có được thông tin quan trọng nhất, hữu ích nhất. Lúc đó, họ sẽ bắt đầu tập lắng nghe con mình và hiểu được điều bé muốn nói.

Các bé rất thông thuộc mối quan hệ nguyên nhân – hệ quả. Bé sẽ lập tức phân biệt được cách nào hiệu quả và cách nào vô ích. Không gì giúp bé học được cách phân biệt này chính xác và nhanh gọn hơn khi bé tạo ra các tín hiệu.

Chúng ta hãy cùng tìm hiểu trường hợp của một em bé điển hình. Khi bé được 5 tuần tuổi, mẹ hỏi bé: “Con có đói không”. Sau một lúc, bé thè lưỡi phát ra những âm thanh nho nhỏ. Những đường nét trên mặt bé và âm thanh bé phát ra giống hệt người đang khát nước trên sa mạc.

Bạn sẽ băn khoăn làm sao một đứa bé năm tuần tuổi lại biết được những cách biểu đạt điển hình của một người đang khát khô họng. Tất nhiên câu trả lời đơn giản là bé chẳng hề biết đến những biểu hiện của người đang chết khát. Nhưng bé đang đói, hệ hô hấp của bé chưa đủ hoàn thiện để tạo ra âm thanh rõ ràng cho chúng ta biết bé cần gì, muốn gì? Thế nên bé chọn cách hữu hiệu nhất là ra hiệu.

Các phản ứng của bé hoàn toàn thống nhất. Nếu bạn quan sát mẹ cho bé bú xong và hỏi “Con có đói không”, trông bé sẽ hết sức vui vẻ và dễ chịu. Điều này khiến người lớn cảm thấy khó hiểu. Người lớn lúc nào cũng cần có câu trả lời, nhưng các bé lại không thể làm được. Khi cần gì, bé sẽ phát ra âm thanh hay tín hiệu. Nhưng khi đã được đáp ứng thì bé chỉ đơn giản tỏ ra hài lòng. Vẻ hài lòng thấy rõ này chính là một câu trả lời.

Nhân tố chủ chốt đầu tiên của chương trình phát triển ngôn ngữ cho trẻ chính là: bạn phải luôn lắng nghe. Hãy cố gắng nghe những điều bé muốn nói. Hãy bắt đầu quá trình này ngay từ khi bé vừa chào đời. Mỗi ngày những âm thanh bé phát ra sẽ trở nên khác hơn. Khi bé biết bạn đang lắng nghe, bé sẽ nỗ lực tìm cách giao tiếp thường xuyên với bạn. Bé càng cố gắng thì sẽ càng thông thạo hơn. Hệ hô hấp của bé càng được cải thiện thông qua quá trình tập trườn và tập cho lồng ngực bé mở rộng ra thì bé càng dễ phát ra âm thanh.

Trẻ nhỏ có khả năng phúc đáp lại lời nói của cha mẹ

Phương pháp giáo dục sớm cho trẻ hiệu quả nhất là người lớn trò chuyện với trẻ mỗi ngày

Người lớn nên trò chuyện với trẻ 10 lần/ngày, giọng nói to, rõ ràng. Mỗi lần nói chuyện với trẻ khoảng 60 giây. Mẹ nên đặt câu hỏi cho bé, sau đó chờ bé hồi đáp. Mẹ nên nói chuyện với bé trong môi trường yên tĩnh, tránh các tiếng động làm bé sao nhãng.

Khi mẹ đã hiểu rằng các âm thanh bé phát ra đều là ngôn ngữ, có rất nhiều cách mà các mẹ có thể tận dụng để dạy bé dùng âm thanh làm phương tiện giao tiếp. Có những câu mà mẹ nên hỏi bé nhiều lần trong ngày như “Con khỏe chứ”, “Con có đói không”, “Con buồn ngủ không”, “Con vừa tè phải không”.

Có những câu khác mà mẹ có thể nói với bé nhiều lần trong ngày như: Mẹ yêu con, Đây là ngón chân của con, Mũi con đây này. Một số mệnh lệnh đơn giản mà mẹ có thể dạy bé: Con há mồm nào, Con nhìn bố đi, Con thử khuya chân đi nào. Có những câu chào mà bé sẽ nghe đi nghe lại nhiều lần: Chào con yêu, Chào con buổi sáng, Tạm biệt con,…

Đây là những câu bé thường xuyên nghe được, thế nên đây cũng chính là những câu đầu tiên bé cố suy luận để hiểu. Thậm chí trước khi hiểu được ý nghĩa của chúng, bé đã có phản ứng hồi đáp.

Bạn có nghĩ em bé sẽ nghe các câu “Xin chào”, “Con khỏe không”, “Mẹ yêu con” bao nhiêu lần trong vài tuần đầu tiên. Có lẽ phải đến hàng ngàn lần. Thế thì có cần phải ngạc nhiên khi bé muốn hồi đáp? Chúng ta chẳng cần phải bàn cãi xem bé có hiểu được đầy đủ ý nghĩa của từ “yêu” không. Đó không phải là vấn đề chính yếu. Quan trọng là bé nghe được và muốn dùng đúng ngôn ngữ mà bé nghe được.

Có lẽ, ban đầu do nhịp điệu của ngôn ngữ khiến bé chú tâm, nhưng rồi bé sẽ sớm hiểu được các từ phối hợp với nhau sẽ lôi cuốn được sự chú ý của bố mẹ. Ở giai đoạn đầu tiên này, bạn cần thống nhất cách trò chuyện với bé. Khi bé nghe đi, nghe lại những câu chào, câu hỏi, câu trả lời và các mệnh lệnh đơn giản, bé sẽ nhận diện được chúng. Như vậy, bé sẽ học được nguyên tắc đàm thoại, đầu tiên là lắng nghe những gì người khác nói. Bạn hãy loại bỏ hết những tiếng động khác quanh nhà. Nói với bé thật to, rõ ràng, ngồi đối diện bé để bé hoàn toàn chú ý lời bạn nói.

Trò chuyện với bé mỗi ngày là phương pháp giáo dục sớm tốt nhất

Giờ bé hãy bổ sung nhân tố kỳ diệu thứ hai này nhé. Khi hỏi xong câu “Con khỏe chứ”, bạn hãy ngừng lại, nhìn với vẻ vui tươi và hãy đợi bé trả lời. Bạn hãy đợi 10 giây, 20 giây, 30 giây hoặc lâu hơn nữa. Bé càng nhỏ thì bạn càng phải kiên nhẫn. Ban đầu, có thể bạn không nhận được hồi đáp của bé, nhưng rồi bé sẽ nhận ra đây không phải cuộc hội thoại một chiều mà là cuộc giao tiếp thực sự và bé có cơ hội tham gia – vậy nên bé sẽ tham gia.

Chẳng hạn, bạn nói với bé “Con khỏe chứ”, rồi mỉm cười chờ đợi, bé sẽ bắt đầu khuya tay. Đây là cách bé lấy hơi cho hệ hô hấp để phát ra âm thanh. Cơ thể bé hơi động đậy và bé có thể phát ra tiếng “A” hay bất kỳ âm thanh nào khác. Bé hầu như nói được các âm cụ thể. Đơn giản bé chỉ thở ra thoải mái kèm một âm thanh nào đó.

Khi bé tạo ra âm thanh, cho dù là âm thanh gì đi nữa, bạn hãy nói với bé: “Thật không”? Mẹ rất vui vì con nói thế”, nói cách khác bạn hãy hồi đáp những lời của bé. Có người muốn biết liệu đây có phải phản hồi tích cực khi mà chúng ta không biết được chính xác “A” có nghĩa là gì.

Ban đầu đúng là chúng ta không biết chính xác bé muốn nói gì. Cũng giống như bé phải lắng nghe những lời có nghĩa rõ ràng của chúng ta để đoán chúng ta đang vui hay buồn, chúng ta cần lắng nghe những âm thanh mang nghĩa của bé. Bạn sẽ sớm biết được khi nào là một âm “A” cáu giận và có được cách hồi đáp phù hợp. Kể cả khi bạn sai, trong mắt bé bạn vẫn làm đúng bởi bạn đang lắng nghe và hồi đáp, đó chính là điều bé muốn.

Lần đầu tiên trong cuộc đời bé được trò chuyện thực sự. Bạn nói gì đó và bé lắng nghe chăm chú. Sau đó bạn im lặng, chăm chú lắng nghe và bé nói gì đó. Sau đó bạn hồi đáp, và rồi cuộc trò chuyện chấm dứt.

Trên đây là phương pháp giáo dục sớm cho trẻ 0-12 tháng tuổi thông qua chương trình phát triển năng lực ngôn ngữ cho trẻ. Để thực hiện tốt phương pháp này, người lớn cần thực hiện chủ chốt có ý nghĩa quan trọng tới sự phát triển của trẻ đó là lắng nghe và trò chuyện với trẻ mỗi ngày. Lắng nghe để cảm nhận, đáng giá và theo dõi cảm xúc của trẻ. Do trẻ chưa biết nói, nên cách phản ứng lại duy nhất là thông qua các tín hiệu của cơ thể. Tăng cường trò chuyện với trẻ mỗi ngày kể cả khi trẻ chưa biết nói, nhằm tạo ra sự tương tác giữa trẻ và người lớn. Trẻ sẽ phúc đáp lại những câu hỏi của người lớn thông qua tín hiệu hoặc cảm xúc trên gương mặt. Nếu bạn là người thường xuyên chăm sóc, cận kề bên trẻ, thì chắc chắn sẽ hiểu được những tín hiệu đó.

Phương pháp giáo dục sớm cho trẻ 0-12 tháng tuổi có nhiều quan điểm khác nhau, nhưng tất cả đều hướng tới sự phát triển toàn diện của trẻ. Nội dung, nguyên tắc và cách thức giáo dục sớm cho trẻ trong mỗi giai đoạn được chia sẻ tại Blog Nuôi dạy trẻ. Các bậc phụ huynh có thể truy cập website https://nuoidaytre.com.vn để tham khảo thông tin hữu ích.

Nguồn tham khảo: “Dạy trẻ thông minh sớm”, Glenn Doman, Janet Doman.

Xem thêm:

  • Bài thơ Ký Sơn Nam Thượng Trấn Hiệp Trấn Trần Hầu Kỳ 1 – Hồ Xuân Hương
  • Phân tích bài thơ Tức cảnh Pác Bó đặc sắc
  • Bài thơ Thương – Tế Hanh (Trần Tế Hanh)
  • Bài thơ Tình Si – Vũ Hoàng Chương
  • Bài thơ Ý Giao Duyên – Vũ Hoàng Chương

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *