Mô hình trường mầm non tư thục kiểu mẫu, đáp ứng tiêu chuẩn của Bộ Giáo dục và Đào tạo

Mô hình trường mầm non tư thục khang trang, hiện đại luôn là mục tiêu hướng đến của những người làm việc trong lĩnh vực này. Lựa chọn mô hình trường mầm non cần phù hợp với nguồn lực thực tế, đáp ứng tiêu chuẩn của Bộ Giáo dục và đào tạo.

Những ai có ý định mở trường mầm non tư thục, chắc không khỏi băn khoăn về hình mẫu ngôi trường hướng đến. Mọi người thường dành ra rất nhiều công sức và thời gian cho việc tìm kiếm mô hình trường mầm non lý tưởng. Mặc dù thiết kế trường mầm non tư thục là kết quả của sự sáng tạo, thể hiện lý tưởng giáo dục riêng của nhà trường, nhưng vẫn phải thực hiện theo quy định chung của Nhà nước về thiết kế trường mầm non trong và ngoài công lập.

Có thể bạn sẽ quan tâm :

  • Điều kiện mở trường mầm non tư thục cần những gì?
  • Thủ tục mở trường mầm non tư thục cần những gì, mới nhất năm 2020
  • Kinh nghiệm mở trường mầm non tư thục từ A đến Z, mới nhất 2020
  • Mở trường mầm non tư thục cần những gì? Huy động bao nhiêu vốn? Có lãi không?
Mô hình trường mầm non có ý nghĩa quan trọng đối với chăm sóc, giáo dục trẻ

Mô hình trường mầm non tư thục có vai trò như thế nào?

Mở trường mầm non tư thục đang trong giai đoạn phát triển mạnh mẽ ở Việt Nam. Bất kỳ nhà đầu tư nào cũng mong muốn sở hữu mô hình trường mầm non tư thục khang trang, hiện đại, hỗ trợ đắc lực cho các hoạt động chăm sóc và giáo dục trẻ em. Tuy nhiên dự định này còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau như: tiềm lực tài chính, địa điểm mặt bằng, quy hoạch tổng thể, tiêu chuẩn thiết kế trường mầm non theo quy định của Nhà nước,…

Mô hình trường mầm non có ý nghĩa quan trọng trong việc tạo ra môi trường học tập – vui chơi đích thực cho trẻ em, là nơi trẻ được nuôi dưỡng về mặt thể chất và tâm hồn, tạo điều kiện cho sự phát triển toàn diện của trẻ. Hình ảnh về trường mầm non nói chung từ lâu đã trở thành yếu tố “chủ lực” trong các chiến dịch Marketing của nhà trường, là điểm nhấn nổi bật nhằm thu hút sự chú ý của khách hàng tiềm năng (cụ thể là các bậc phụ huynh có con em trong độ tuổi học nhà trẻ, mẫu giáo).

Một ngôi trường đẹp có thiết kế hiện đại, sở hữu không gian rộng lớn, gần gũi với thiên nhiên, có đầy đủ phương tiện dạy học và chăm sóc trẻ em chắc hẳn là mối quan tâm hàng đầu của các bậc phụ huynh. Chính vì tâm lý đó, nên ngày có nhiều người theo thiết kế mô hình trường mầm non tư thục có yếu tố nước ngoài, đan xen lồng ghép nền văn minh tiến bộ của một số quốc gia khác, trang trí công phu đẹp mắt cho từng chi tiết của ngôi trường.

Việc thiết kế, xây dựng, trang bị cơ sở vật chất cho trường mầm non có thể diễn ra dưới nhiều hình thức khác nhau, xong tất cả phải tuân theo quy định chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Mô hình trường mầm non tư thục chỉ có ý nghĩa khi nó đáp ứng 4 tiêu chí cơ bản sau:

(1) Tạo điều kiện tốt nhất cho các hoạt động liên quan đến nhà trường như: dạy học, chăm sóc, vui chơi của trẻ em, quá trình làm việc của giáo viên, nhân viên phục vụ, sự phối kết hợp giữa trường học – học sinh – gia đình.

(2) Phù hợp với quy hoạch tổng thể của địa phương – nơi có ý định mở trường mầm non tổng thể.

(3) Đáp ứng tiêu chí thiết kế trường mầm non của Bộ Giáo dục & Đào tạo.

(4) Thể hiện định hướng giáo dục và phong cách riêng của trường mầm non.

Thiết kế trường mầm non tạo điều thuận lợi cho việc chăm sóc, giáo dục trẻ

Tiêu chí xây dựng mô hình trường mầm non tư thục

Tiêu chí về địa điểm mở trường mầm non tư thục

– Địa điểm mở trường mầm non tư thục nên đặt gần nơi dân cư sinh sống (hoặc có nhiều người qua lại), phù hợp với quy hoạch tổng thể của địa phương, có đầy đủ giấy tờ hợp pháp cho phép sử dụng mặt bằng để mở trường mầm non.

– Địa điểm mở trường mầm non tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại của trẻ em và các bậc phụ huynh, đảm bảo an toàn ở mức cao nhất có thể. Đối với khu vực thành phố, thị xã, khu công nghiệp, khu dân cư tái định cư, khu vực ngoại thành, nông thôn, khoảng cách lý tưởng nhất từ nhà của trẻ tới trường mầm non nhỏ hơn hoặc bằng 1km. Đối với vùng núi, nơi có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn, khoảng cách di chuyển này có thể lên đến 2km.

Mở trường mầm non ở nơi có giao thông thuận tiện

Tiêu chí về thiết kế không gian sinh hoạt cho trẻ mầm non

Mô hình trường mầm non tiêu chuẩn phải có đầy đủ những không gian sau: phòng ngủ, phòng ăn, phòng học, nhà vệ sinh, sân chơi, phòng chức năng (nếu có). Thiết kế không gian sinh hoạt dành cho trẻ cần thực hiện theo đúng quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, nhằm phục vụ tốt nhất cho quá trình chăm sóc và giáo dục trẻ em lứa tuổi mầm non, đồng thời đảm bảo tính an toàn cho trẻ mọi lúc mọi nơi.

Thiết kế phòng ngủ và phòng sinh hoạt chung ở trường mầm non

Tùy theo diện tích và mục đích sử dụng của trường mầm non, người ta có thể phân tích hoặc gộp chung phòng ngủ với phòng sinh hoạt chung làm một. Tại các trường mầm non tư thục có diện tích khiêm tốn, số lượng trẻ dao động từ 50-70 trẻ, phòng sinh hoạt chung được sử dụng cho hầu hết các hoạt động của trẻ như: học tập, chơi tự do, ăn uống, ngủ nghỉ,…

Sau mỗi hoạt động, giáo viên thực hiện công tác thu dọn đồ đạc, lau chùi sàn nhà sạch sẽ, sằn sàng mọi thứ để chuyển sang hoạt động tiếp theo. Việc này không những cản trở lớn cho sinh hoạt của trẻ, mà còn thể hiện tính không khoa học trong thiết kế – bố trí không gian trường mầm non. Do đó, hầu hết các trường mầm non tư thục hiện nay đều phân chia rõ ràng phòng ngủ với phòng sinh hoạt chung của trẻ.

Phòng sinh hoạt chung có thể dùng cho nhiều mục đích khác nhau như: học tập, chơi góc, chơi tự do, ăn uống,… và có diện tích lớn hơn phòng ngủ. Phòng sinh hoạt chung có tiêu chí thoáng mát, sạch sẽ, tường cách âm hạn chế tiếng ồn, thiết kế cửa sổ để tận dụng ánh sáng mặt trời. Cần trang bị đầy đủ trang thiết bị học tập, vui chơi giải trí, phương tiện giảng dạy cho giáo viên tại phòng sinh hoạt chung.

Số lượng trang thiết bị vật tư tương ứng với chức năng hoạt động của phòng sinh hoạt chung (nghĩa là căn phòng này sử dụng cho bao nhiêu mục đích khác nhau, thì chuẩn bị ngần đấy đồ dùng trang thiết bị). Tiêu chuẩn diện tích cho phòng sinh hoạt chung là 2m2/trẻ. Phòng ngủ ở trường mầm non có thiết kế thoáng khí, đảm bảo chắn không khí lạnh khi cần thiết, diện tích tối thiểu 1.2m2/trẻ.

Mỗi nhóm trẻ (thường là số trẻ ở trong cùng một lớp học) có 1 phòng ngủ, 1 phòng sinh chung, 1 nhà vệ sinh, 1 ban công, kèm theo 1 hành lang rộng khoảng 3 mét (có thể ở trước hoặc ở sau phòng sinh hoạt chung).

Phòng sinh hoạt chung của trẻ có thiết kế thoáng mát, sáng sủa

Thiết kế phòng học chức năng tại trường mầm non

Mô hình trường mầm non hiện đại không thể thiếu các phòng học chức năng. Mỗi trường mầm non tư thục có thể gồm 1 hoặc nhiều phòng học chức năng riêng biệt, chẳng hạn như: phòng giáo dục thể chất, phòng âm nhạc, phòng mỹ thuật, phòng tập múa – biểu diễn văn nghệ,… Tại các trường mầm non áp dụng phương giáo dục tiên tiến như Montessori, Steam, Reggio Emilia, Glenn Doman,…, thiết kế phòng học chức năng (bao gồm bộ giáo cụ chuyên biệt) phục vụ cho quá trình giáo dục điều tất yếu.

Mô hình phòng học chức năng cần đạt tiêu chuẩn về diện tích – tương ứng với số lượng trẻ trong mỗi nhóm (lớp học), sáng sủa, sạch sẽ, có thiết bị chiếu sáng hiệu quả, trang bị đầy đủ giáo cụ học tập, phương tiện hỗ trợ giảng dạy, tùy theo mục đích môn học. Đa số phòng học chức năng có thiết kế đẹp mắt, hiện đại, phù hợp với thị hiếu của trẻ em, tạo hứng khởi học tập cho trẻ ở mọi thời điểm khác nhau. Trường mầm non cần thực hiện quy định phòng chống cháy nổ, đảm bảo an toàn cho trẻ ở trong phòng học chức năng.

Một kiểu mẫu của phòng học chức năng tại trường mầm non

Thiết kế sân chơi ngoài trời cho trường mầm non

Mô hình trường mầm non tư thục được đánh giá cao nếu sở hữu sân chơi ngoài trời lý tưởng dành cho trẻ em. Trong chương trình giáo dục, cho trẻ tiếp xúc với các yếu tố tự nhiên, trải nghiệm thực tế là điều không thể thiếu. Không chỉ vui chơi học tập trong phạm vi lớp học, trẻ cần có không gian ngoài trời để thực hiện các hoạt động giáo dục và giải trí tự do.

Sân chơi ngoài trời giúp trẻ gần gũi với thiên nhiên, khám phá những điều mới lạ, vận động tăng cường thể chất, hợp tác làm việc theo nhóm, và tìm được niềm vui ở trường mầm non,… Với nhiều mục đích như vậy, thiết kế sân chơi ngoài trời ở trường mầm non đã trở thành nội dung quan trọng.

Sân chơi cho trẻ em lứa tuổi mầm non cần rộng rãi, thoáng mát, có nhiều cây xanh, đạt tiêu chí xanh – sạch – đẹp, thiết kế sân nền chống trơn trượt, có thể dùng cỏ nhân tạo,… Trang bị đồ dùng, đồ chơi ngoài trời như cầu trượt, bập bênh, xích đu, nhà phao, nhà bóng, xe đạp, xà đơn xà kép, bể câu cá nhân tạo,… Sử dụng đồ dùng đồ chơi ngoài trời có thiết kế chắc chắn, bền vững, thiết kế phù hợp với lứa tuổi, đảm bảo an toàn cao nhất cho trẻ trong quá trình chơi.

Nhà trường nên trồng nhiều cây xanh, hoa cỏ sặc sỡ ở khu vực sân chơi của bé, cho bé thực hành nhận biết các loại cây – hoa khác nhau, tiến hành chăm sóc chúng như xới đất, tưới cây, ngắt lá sâu,… Việc làm này tạo hứng thú rất lớn cho trẻ, kích thích bản tính tò mò, ưa thích khám phá của trẻ nhỏ. Trẻ tích cực tham gia hoạt động ngoài trời không chỉ để thỏa mãn nhu cầu vui chơi giải trí, mà còn học cách khám phá thế giới xung quanh.

Sân chơi ngoài trời của trường mầm non

Thiết kế nhà vệ sinh cho trẻ em lứa tuổi mầm non

Không thể bỏ qua không gian nhà vệ sinh ở các trường mầm non. Tuy không phải khu vực trọng điểm trong thiết kế trường mầm non tư thục, nhưng phòng vệ sinh cho trẻ góp phần quan trọng vào bản thiết kế tổng thể, làm nên tính toàn diện của mô hình trường mầm non hướng đến. Nhà vệ sinh là nơi dễ mất an toàn nhất với trẻ em lứa tuổi mầm non, trẻ có thể đùa nghịch, trượt ngã và xảy ra tai nạn bất cứ lúc nào, do đó nhà thiết kế không thể lơ là trong cách bố trí nhà vệ sinh sao cho hợp lý, dễ sử dụng và an toàn nhất với trẻ nhỏ.

Mỗi lớp học (nhóm trẻ) có 2 nhà vệ sinh riêng, 1 nhà vệ sinh dành cho bé gái và 1 nhà vệ sinh dành cho bé trai. Nên sử dụng vách ngăn bằng kính cho nhà vệ sinh để giáo viên thuận tiện quan sát các bé. Không sử dụng bồn tắm hay các loại bể chứa nước để tránh tình trạng trẻ nghịch nước hoặc gặp tai nạn bất ngờ. Lắp thêm bình nước nóng lạnh để bảo vệ sức khỏe cho trẻ khi thời tiết đổi mùa.

Đối với nhà vệ sinh ở trường mầm non, nên sử dụng gạch lát sàn loại chống trơn trượt (có mặt nhám hoặc có gai sần), hạn chế tối đa việc trẻ bị trượt chân và ngã xuống sàn nhà. Lắp đặt bồn cầu phù hợp với lứa tuổi của trẻ (trẻ lớn dùng bồn cầu to, trẻ bé dùng bồn cầu nhỏ), có sự khác biệt nhất định giữa nhà vệ sinh của bé trai và bé gái, tạo điều kiện cho các bé vệ sinh cá nhân dễ dàng.

Thiết kế nhà vệ sinh ở trường mầm non

Trên đây là tiêu chí xây dựng mô hình trường mầm tư thục dành cho đối tượng muốn mở trường trong thời gian tới. Mô hình trường mầm non thể hiện phần nào định hướng giáo dục cũng như phong cách riêng mà nhà trường hướng đến. Chính vì vậy, nhà trường luôn đi tìm sự khác biệt và độc đáo cho riêng mình. Ai cũng quyền thỏa sức sáng tạo khi thiết kế trường mầm non, nhưng tất cả phải tuân theo quy định chung của Nhà nước, nhằm đảm bảo an toàn và phục vụ tốt công tác chăm sóc, giáo dục trẻ em.

Gợi ý mở trường mầm non tư thục ở Blog nuoidaytre.com.vn. Bạn có thể truy cập website chính thức để biết thêm thông tin!

Xem thêm:

  • Bài thơ Năm Hết Hữu Cảm – Tản Đà (Nguyễn Khắc Hiếu)
  • Bài thơ Thơ Tặng Phụ Nữ Tân Văn – Tản Đà (Nguyễn Khắc Hiếu)
  • Bài thơ Nước Buôn – Tú Xương (Trần Tế Xương)
  • Bài thơ Thú Ăn Chơi – Tản Đà (Nguyễn Khắc Hiếu)
  • Bài thơ Bán Hoa Đào – Thâm Tâm (Nguyễn Tuấn Trình)

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *