Làm thế nào để trẻ không bị dậy thì sớm? Chế độ ăn cho trẻ dậy thì sớm

Làm thế nào để trẻ không bị dậy thì sớm – câu trả lời có tại Blog Nuôi dạy trẻ. Tình trạng trẻ dậy thì sớm đang trở nên phổ biến hơn bao giờ hết. Hậu quả của việc bé gái, bé trai bị dậy thì sớm phải kể đến như: chiều cao hạn chế, tác động tiêu cực đến tâm lý và hành vi của trẻ, trẻ có nhu cầu tình dục sớm hơn so với bạn bè cùng trang lứa,…

Làm thế nào để trẻ không bị dậy thì sớm chắc hẳn là nỗi băn khoăn của tất cả các bậc phụ huynh. Muốn giải đáp vấn đề này, chúng ta phải đi tìm hiểu nguyên nhân sâu sa của dậy thì sớm và biện pháp khắc phục tốt nhất đối với trẻ.

Dậy thì sớm ở bé gái là bao nhiêu tuổi?

Làm thế nào để trẻ không bị dậy thì sớm
Làm thế nào để trẻ không bị dậy thì sớm

Dậy thì sớm là gì?

Nhiều phụ huynh quan tâm thế nào là dậy thì sớm. Dậy thì sớm là tình trạng phát triển các đặc tính sinh dục sớm hơn bình thường (ở bé gái là trước 8 tuổi, có kinh trước 9 tuổi; ở bé trai là trước 9 tuổi).

Bạn đang xem: Làm thế nào để trẻ không bị dậy thì sớm? Chế độ ăn cho trẻ dậy thì sớm

Đặc biệt, cha mẹ cần phân biệt rõ tình trạng dậy thì thực thụ với chứng vú phát triển sớm – một rối loạn lành tính trong đó ngực phát triển đơn thuần, không đi kèm với các dấu hiệu dậy thì khác.

Phân loại dậy thì sớm ở trẻ

Theo tốc độ tiến triển

Tiến triển nhanh: Phần lớn các bé gái bị dậy thì sớm (đặc biệt là các trường hợp bắt đầu dậy thì trước 6 tuổi) thuộc nhóm này. Các bé trải qua từng giai đoạn (bao gồm đóng sụn tăng trưởng của xương) với tốc độ rất nhanh nên trẻ sẽ mất rất nhiều chiều cao tiềm năng có thể đạt tới khi đến tuổi trưởng thành. Khi trưởng thành, các bé sẽ thuộc nhóm 5% có chiều cao thấp nhất so với các bạn cùng lứa tuổi.

Tiến triển chậm: Nhiều bé gái tuy bắt đầu dậy thì sớm (đặc biệt là trường hợp bắt đầu dậy thì sau 7 tuổi) nhưng vẫn trải qua tất cả các giai đoạn với tốc độ trung bình. Trẻ sẽ cao vọt lên sớm nhưng vẫn tiếp tục lớn cho đến khi xương đạt độ trưởng thành cuối cùng vào khoảng 16 tuổi.

Không kéo dài: Một vài trẻ dậy thì sớm với những thay đổi dậy thì bắt đầu rồi nhanh chóng kết thúc.

Theo tác động của các cơ quan

Dậy thì sớm trung ương (hoặc dậy thì sớm thật): Do hoạt động sớm của trục hạ đồi – tuyến yên – sinh dục và phụ thuộc chủ yếu vào hormone hướng sinh dục.

Dậy thì sớm ngoại biên (hoặc dậy thì sớm giả): Là dạng dậy thì sớm độc lập với sự kích thích của tuyến yên, không phụ thuộc hormone hướng sinh dục.

Dậy thì sớm một phần (hoặc dậy thì sớm riêng lẻ, không hoàn toàn): Là dạng dậy thì chỉ phát triển sớm và riêng lẻ một đặc tính sinh dục thứ phát, không tiến triển hoặc tiến triển rất chậm.

Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị dậy thì sớm
Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị dậy thì sớm

Nguyên nhân dẫn tới dậy thì sớm ở trẻ

Giai đoạn dậy thì ở trẻ giống như một chuyến “tàu lượn siêu tốc” với những sự thay đổi thất thường, nhanh chóng về cảm xúc, thể chất lẫn hành vi của trẻ. Điều đáng nói là nếu trẻ bước vào tuổi dậy thì khi còn quá nhỏ thì mọi vấn đề càng trở nên rắc rối và phức tạp hơn. Đây cũng là nỗi ám ảnh của không ít bậc phụ huynh học sinh.

Dậy thì sớm là sự phát triển đặc tính sinh dục trước chín tuổi ở bé trai và trước tám tuổi ở bé gái (hoặc có kinh nguyệt trước 9,5 tuổi ở trẻ gái). Những năm gần đây, tỷ lệ bé gái dậy thì sớm gia tăng,

Chia sẻ về nguyên nhân của tình trạng bệnh lý này, bác sĩ Ngọc cho biết, dậy thì sớm ở trẻ em được phân loại thành hai loại:

  • Dậy thì sớm Trung ương (tức dậy thì sớm thực sự), do hoạt động sớm của trục hạ đồi – tuyến yên – sinh dục, phụ thuộc hormone hướng sinh dục;
  • Dậy thì sớm ngoại biên (hoặc dậy thì sớm giả), độc lập với sự kích thích của tuyến yên và không phụ thuộc hormone hướng sinh dục;
  • Dậy thì sớm 1 phần (không hoàn toàn) là phát triển sớm và riêng lẻ một đặc tính sinh dục thứ phát;
  • Dậy thì sớm nhanh thường gặp ở trẻ gái 8-10 tuổi có cân nặng và chiều cao tiến triển nhanh so với tuổ,  và ít ảnh hưởng chiều cao cuối cùng nếu có kinh nguyệt sớm.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến dậy thì sớm ở trẻ em như yếu tố di truyền, nội tiết, môi trường sống, chế độ ăn uống, điều kiện sống trong gia đình,… và các bệnh lý khác của cơ thể. Trong đó, nguy hiểm nếu nguyên nhân từ u não, u ác tính tuyến sinh dục,…

Theo BS Ngọc, trẻ dậy thì sớm nhưng kiến thức lại chưa đầy đủ nên sẽ phải đối mặt với nguy cơ bị lạm dụng tình dục. Các bậc phụ huynh cần lưu ý giai đoạn này của trẻ để nhận biết sớm dấu hiệu dậy thì từ đó có phương pháp giáo dục trẻ phù hợp.

Các dấu hiệu điển hình có thể gặp là: Tăng tốc độ phát triển chiều cao (có thể phát triển chiều cao trước khi phát triển vú); Phát triển tuyến vú, thường ở một bên, đôi khi ở cả hai bên, đây là biểu hiện dễ gặp nhất; Lông mu, lông nách xuất hiện; Kinh nguyệt; Trứng cá có thể xuất hiện với số lượng ít hoặc trung bình.

Trẻ có thể thay đổi về tâm lý như bắt đầu có xu hướng tách khỏi bố mẹ, quan tâm đến bản thân, hay so sánh mình với những bạn cùng tuổi khác, chủ yếu chơi với bạn cùng giới. Đặc biệt, hay mơ mộng, lý tưởng hóa đặt ra những mục tiêu không thực tế, chưa có khả năng kiểm soát bản thân.

BS Ngọc khuyến cáo, do trẻ dậy thì sớm nên chức năng sinh sản bước đầu được hoàn thiện nên có nguy cơ đối mặt với xâm hại tình dục, thậm chí có thai hoặc nạo phá thai ở tuổi vị thành niên, nếu không được trang bị kiến thức về tránh thai và bảo vệ bản thân. Những biến đổi sinh lý trên cơ thể này cũng gây nhiều hoang mang lo lắng, ảnh hưởng tới sự phát triển tâm lý của sau này trẻ.

Do đó, mỗi phụ huynh hãy chú ý con mình hơn ở độ trước dậy thì, đặc biệt cần dạy trẻ tự ý thức được việc theo dõi, chăm sóc bản thân. Khi thấy sự phát triển bất thường không nên ngại ngùng mà hãy tâm sự với bố mẹ, hoặc tham khảo ý kiến người lớn ngay để có lời khuyên phù hợp. Bên cạnh đó, các phụ huynh cần thường xuyên quan tâm tới sự thay đổi của con em mình để phòng tránh các tác hại do việc dậy thì sớm gây nên.

Đồng thời, khi trẻ có dấu hiệu dậy thì sớm, cha mẹ nên đưa trẻ đến cơ sở y tế uy tín kiểm tra hoặc thực hiện các xét nghiệm các hormone hướng dục để kiểm tra vấn đề dậy thì sớm ở trẻ.

Trẻ dậy thì sớm có nguy cơ bị lùn
Trẻ dậy thì sớm có nguy cơ bị lùn

Dấu hiệu dậy thì sớm ở trẻ

Dậy thì sớm ở bé gái có biểu hiện đặc trưng là ngực phát triển, mọc lông mu hoặc lông nách, thay đổi hình dáng cơ quan sinh dục ngoài, bắt đầu có kinh nguyệt. Dậy thì sớm ở bé trai có các dấu hiệu như tinh hoàn hoặc dương vật to lên, xuất hiện lông mu hoặc lông nách, nổi mụn trứng cá, giọng trầm đi. Chiều cao, cân nặng tăng nhanh là biểu hiện dậy thì sớm ở trẻ được ghi nhận ở cả hai giới.

Trong suốt thời kỳ dậy thì, xương trẻ liên tục trưởng thành. Ở trẻ dậy thì sớm, giai đoạn trẻ cao lên nhanh sẽ bắt đầu sớm và kết thúc sớm hơn bình thường. Đầu tiên, trẻ sẽ lớn vọt lên so với bạn bè cùng lứa nhưng sau vài năm, trẻ sẽ ngừng phát triển chiều cao và thường không thể đạt được chiều cao tối đa của người trưởng thành.

Dậy thì sớm ở trẻ gây ra nhiều hệ lụy không mong muốn như giới hạn sự phát triển chiều cao, gây rối loạn tâm lý cho trẻ,… Vì vậy, nếu nghi ngờ trẻ có dấu hiệu dậy thì sớm, các bậc phụ huynh nên cho con đi thăm khám, chẩn đoán và can thiệp sớm để đưa tốc độ tăng trưởng của trẻ về mức bình thường.

Gói sàng lọc dậy thì sớm đang được triển khai tại Bệnh viện trong nước là lựa chọn đúng đắn của cha mẹ để có những kết luận chính xác về tình trạng sức khỏe và sự phát triển của con. Bé sẽ được thăm khám với chuyên gia đầu ngành về Nội tiết nhi, được thực hiện các xét nghiệm nội tố sinh dục trong máu, xét nghiệm đánh giá tuổi xương, chụp MRI não hoặc một số xét nghiệm chuyên sâu hơn để xác định đúng nguyên nhân gây dậy thì sớm và can thiệp kịp thời.

Các loại thức ăn làm trẻ dậy thì sớm

Làm sao để trẻ không dậy thì sớm, việc đầu tiên cha mẹ cần làm là hạn chế cho trẻ ăn các loại thức ăn có khả năng dậy thì sớm. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến trẻ dậy thì sớm, tuy nhiên, các nhà nghiên cứu đã thấy rõ sự liên quan giữa thừa cân béo phì với dậy thì sớm. Để ngăn ngừa dậy thì sớm, nên cho trẻ ăn chế độ dinh dương hợp lý, cân đối cả về thịt, mỡ, tăng rau xanh.

Một số loại thực phẩm gây dậy thì sớm ở trẻ phụ huynh nên biết để tránh:

Rau củ trái mùa

Các loại rau quả trái mùa, đa phần được thúc chín như dâu tây, nho, dưa hấu, cà chua… được thu hoạch vào mùa đông hay các trái cây thu hoạch trước mùa xuân như táo, đào, cam…. Việc ép trái cây phải chín bằng chất hóa học sẽ để lại tồn dư chất độc này trong rau củ trái cây là khả năng rất cao mắc bệnh dậy thì sớm ở khi trẻ em ăn vào.

Có nhiều phụ huynh tin vào những lời quảng cáo về các loại thực phẩm chức năng giúp trẻ cao lớn hơn nhiều so với bạn bè cùng trang lứa.

Điều này không phải là sai vì có những loại thực phẩm trẻ ăn vào “trông có vẻ” cao lớn hơn thật. Tuy nhiên, đáng tiếc là trẻ chỉ phát triển sớm hơn các bạn trong giai đoạn uống thuốc trước dậy thì, sau đó thì sẽ chững lại và không lớn nữa.

“Siêu” thực phẩm

Một số phụ huynh thường nghĩ mình mình phải bồi bổ cho con những thực phẩm bổ nhất. Vì vậy, những món “siêu” thuốc bổ vốn chỉ dành cho người lớn cũng được phụ huynh cho con nhỏ sử dụng như đông trùng hạ thảo, nhân sâm, long nhãn, vải khô, sa sâm…

Theo các chuyên gia Đông y, những thuốc bổ đặc biệt này đều sẽ có những tác động lớn đến môi trường nội tiết bình thường, dẫn đến sự phát triển mất cân bằng về thể chất và tinh thần đối với trẻ em. Những thực phẩm khác như: nhộng, kê gà, nhau thai, mật ong, sữa ong chúa, sữa non, phấn hoa bổ sung dinh dưỡng… thường chứa các hormone giới tính cao.

Ăn đồ chiên rán nhiều làm tăng nguy cơ trẻ bị dậy thì sớm
Ăn đồ chiên rán nhiều làm tăng nguy cơ trẻ bị dậy thì sớm

Thịt cổ gia cầm

Thịt ở vùng cổ của các loại gia cầm như ngan, vịt… thường chứa nhiều thuốc tăng trọng nhất. Khi ăn nhiều thịt cổ, trẻ sẽ dễ bị kích thích dậy thì sớm. Bởi vậy không nên cho trẻ ăn nhiều thịt cổ gia cầm để tránh nguy cơ dậy thì sớm.

Nội tạng động vật

Các món ăn từ nội tạng động vật chứa nhiều chất béo khiến trẻ dễ tăng cân, béo phì và kích hoạt tình trạng dậy thì sớm.

Đồ ăn chế biến sẵn

Các loại đồ ăn sẵn thường chứa nhiều chất bảo quản, chất tạo mùi, tạo màu… Nói một cách dễ hiểu nhất, các chất này giống như hooc môn giới tính, dễ gây ra tình trạng dậy thì sớm.

Sữa đậu nành

Đậu nành và các chế phẩm từ đậu nành có chứa isoflavone giống estrogen dễ khiến các bé gái dậy thì sớm. Bởi vậy tốt nhất là không nên cho các bé gái sử dụng nhiều các chế phẩm này.

Thực phẩm chiên rán nhiều dầu mỡ

Không chỉ tích mỡ, gây béo phì, không có lợi cho sức khỏe, đồ ăn chiên rán dầu mỡ ở nhiệt độ cao dễ bị biến đổi chất. Khi trẻ ăn vào dẫn đến tình trạng rối loạn nội tiết, khiến cơ địa dậy thì sớm hơn.

Đồ ăn nhiều muối

Nếu bạn cho con mình ăn thực phẩm chứa nhiều muối trong một thời gian dài sẽ khiến cho hệ tiêu hóa, thận của bé sẽ gặp nguy. Bởi những món ăn chứa hàm lượng muối cao sẽ kích hoạt hormon có liên quan tới sinh sản đó là neurokinin B, dẫn đến cơ thể dậy thì sớm.

Đồ ăn sẵn

Không nên cho trẻ sử dụng nhiều các sản phẩm có chứa chất bảo quản, chất tạo màu… như thực phẩm đóng hộp, đồ ngọt, béo, thực phẩm nhiều dầu mỡ… vì các chất giống như hormon giới tính có thể tiềm ẩn trong các chất gây mùi, tạo màu, bảo quản, tăng độ đạm giả tạo…

Thuốc bổ

Nhiều bà mẹ thường tự tiện mua thuốc bổ dạng vitamin tổng hợp cho bé uống, thậm chí để trẻ nhanh khỏi ốm và khỏe mạnh, có một số bà mẹ lại dùng thuốc bắc hoặc chế biến món ăn như canh gà thuốc bắc, gà tần… cho trẻ dùng.

Nhưng điều này sẽ làm cơ thể thay đổi quá trình bài tiết, gây ra hiện tượng dậy thì sớm, vì trong hầu hết các sản phẩm trên thị trường có chứa hormon tăng trưởng rất mạnh gây thúc đẩy tăng trưởng và đây là một quan niệm sai lầm trong cách chăm sóc trẻ.

Không nên cho trẻ ăn quá nhiều đồ ngọt
Không nên cho trẻ ăn quá nhiều đồ ngọt

Uống nhiều sữa có gây dậy thì sớm không?

Nhiều cha mẹ băn khoăn không biết: uống nhiều sữa có gây dậy thì sớm không. Dưới đây là câu trả lời chính xác nhất.

Theo nhiều chuyên gia dinh dưỡng nhận định rằng, sữa đóng vai trò không thể thiếu trong sự phát triển của trẻ bởi chứa nhiều thành phần dưỡng chất thiết yếu như protein, canxi, các vitamin, khoáng chất… Protein giúp trẻ tăng cường chuyển hóa chất dinh dưỡng, canxi giúp trẻ củng cố hệ xương răng chắc khỏe. Vì thế, sữa luôn được ưu tiên trong thực đơn hàng ngày để giúp cải thiện chiều cao cũng như tăng cường khả năng tập trung.

Tuy nhiên, nhiều người cũng biết rằng, không chỉ có sữa mà trong các loại rau củ quả, thịt, cá… được cung cấp cho bữa ăn hàng ngày vẫn có nguy cơ chứa thuốc kích thích, thuốc tăng trưởng, ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình dậy thì ở trẻ. Việc dùng sữa bò có dư chất hormone tăng trưởng là nguy cơ tiềm ẩn gây dậy thì sớm.

Bò sữa thường chăn nuôi theo phương pháp công nghiệp, nuôi trong chuồng trại, ăn thức ăn công nghiệp, trộn thêm các hormone tăng trưởng, thậm chí tiêm hormone tăng trưởng để lớn nhanh, cho nhiều sữa. Vì thế, sữa khi cho ra thành phẩm luôn có chứa một lượng hormone.

Hiểu được những trăn trở của các bậc cha mẹ, Organica không chỉ cung cấp các thực phẩm như các loại hạt, các loại thịt, cá, rau củ quả được nuôi trồng tại các trang trại hữu cơ mà còn cung cấp rất nhiều sữa hữu cơ. Sữa luôn giàu dinh dưỡng và dễ hấp thụ. Vì thế, bạn có thể chọn sữa bột hữu cơ dành cho trẻ, sữa bò hữu cơ, sữa tươi hữu cơ…

Các loại sữa có bán tại Organica đều được sản xuất từ nguồn sữa sạch của giống bò Organic chọn lọc theo tiêu chuẩn hữu cơ nghiêm ngặt. Đồng thời quy trình chăn nuôi, chế biến và sản xuất sữa đảm bảo đạt các tiêu chuẩn hữu cơ của châu Âu. Sản phẩm được xử lý theo công nghệ tiệt trùng hiện đại ở nhiệt độ thích hợp nên giữ được tối đa dưỡng chất, khoáng chất có trong sữa.

Sữa không phải nguyên nhân khiến trẻ bị dậy thì sớm
Sữa không phải nguyên nhân khiến trẻ bị dậy thì sớm

Sữa hữu cơ tại Organica luôn đảm bảo 3 Không

– Không sử dụng hormone tăng trưởng cho bò.

– Không dư lượng thuốc kháng sinh.

– Không thuốc trừ sâu.

Sữa bò & các chất bị nghi ngờ đều bị phân giải ở đường tiêu hoá người và mất hoạt tính (không còn tác dụng). Sữa bò vẫn là nguồn năng lượng, calci, sắt quan trọng cho trẻ em. Béo phì, chế độ ăn không lành mạnh và một số chất độc có trong đồ plastic mới góp phần gây dậy thì sớm.
Sữa bò (nếu dùng điều độ) không gây dậy thì sớm và có lợi cho tăng chiều cao. Sữa hạt với giá trị dinh dưỡng thấp, không thể thay thế cho sữa bò trong khẩu phần ăn hàng ngày.

Vì thế, để tránh việc trẻ dậy thì sớm, cha mẹ nên tạo thói quen tập thể dục, nâng cao thể lực, bổ sung dinh dưỡng đúng cách, chế độ ăn cân bằng, lành mạnh. Hãy lựa chọn thực phẩm và các sản phẩm sữa hữu cơ để an toàn hơn cho sức khỏe của con, tránh cho trẻ bị dậy thì sớm gây ảnh hưởng không nhỏ đến tâm sinh lý của con sau này.

Lời khuyên dành cho phụ huynh khi cho uống sữa có nguồn gốc từ động vật

  • Cho trẻ ăn uống cân đối (vừa đủ đạm động vật).
  • Uống vừa đủ sữa bò, không lạm dụng.
  • Khuyến khích tập thể dục
  • Giảm đồ ăn nhanh, chế biến sẵn.
  • Xây dựng thói quen ăn nhiều rau củ quả để đủ vi chất.
  • Ưu tiên dùng các sản phẩm hữu cơ.
  • Tránh đồ có BPA (đồ nhựa có tam giác tái chế ♻ số 7).
  • Tránh đồ có phtalate (đồ nhựa có tam giác tái chế ♻ số 3).
  • Đi khám và tư vấn sớm nếu có các dấu hiệu của dậy thì sớm ở cả trẻ nam và nữ.
Rau xanh đúng mùa rất tốt cho sự phát triển của trẻ
Rau xanh đúng mùa rất tốt cho sự phát triển của trẻ

Trẻ dậy thì sớm có cao được không?

Trẻ dậy thì sớm có nguy cơ bị lùn. Tại sao?

Bước vào thời kỳ dậy thì, chiều cao cơ thể của các bé phát triển rất nhanh do hormon gây dậy thì sớm kích hoạt các cơ xương phát triển. Vào thời kỳ cao điểm, mỗi năm có thể cao thêm từ 6 – 8cm. Sau đó sự phát triển của chiều cao sẽ chậm dần đến khi hai đầu của ống xương khép kín lại thì trẻ sẽ không cao thêm nữa. Và nó cũng đồng nghĩa với việc ban đầu trẻ có thân hình vượt trội, cao to hơn so với các bạn đồng trang lứa.

Tuy nhiên về sau khi các đầu xương nhanh chóng đóng kín, quá trình phát triển về thể chất chưa kịp hoàn thiện khiến những trẻ dậy thì sớm sẽ bị thua kém về chiều cao so với các bạn bình thường khi đến tuổi trưởng thành.

Các chuyên gia trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe của trẻ cảnh báo, trẻ gái bị dậy thì sớm sẽ thấp hơn 12cm, trẻ trai thấp hơn 20cm so với bạn cùng lứa khi trưởng thành. Trẻ bị dậy thì sớm được ví như bị đánh cắp cơ hội cuối cùng để tăng chiều cao.

Cân nặng cơ thể chúng ta có thể tăng ở bất kỳ độ tuổi nào, nhưng chiều cao thì không. Muốn tăng chiều cao phải có giai đoạn nhất định, và tuổi dậy thì được xem là giai đoạn vàng thứ 3, cũng là cơ hội cuối cùng để thay đổi tầm vóc mỗi người.

Có rất nhiều trẻ trước tuổi dậy thì thuộc hàng “nhỏ con, chiều cao khiêm tốn”, nhưng nếu có sự chuẩn bị tốt, khi bước vào tuổi dậy thì, có trẻ đạt tốc độ cao lên tới 18cm/năm. Nhưng nếu trẻ dậy thì sớm sẽ có ít cơ hội cao hơn so với những đứa trẻ dậy thì đúng thời điểm.

Làm thế nào để tăng chiều cao cho trẻ dậy thì sớm

Dậy thì chính là giai đoạn trẻ phát triển vượt bậc về cả vóc dáng lẫn trí tuệ, đây là thời điểm trẻ bắt đầu ý thức được về chiều cao, cân nặng của bản thân. Phát triển chiều cao vượt trội, đồng thời đạt khối lượng xương đỉnh khi vào tuổi trưởng thành là điều bất kỳ trẻ nào cũng cần nhắm tới. Nếu trẻ bị dậy thì sớm, cần làm cách nào để tăng chiều cao cho giai đoạn nước rút này.

Theo các nghiên cứu, một trong những biện pháp an toàn, hiệu quả mà ai làm cũng được giúp “kích thích” tự nhiên nhất hoocmon tăng trưởng của cơ thể trẻ chính là luyện tập thể dục thể thao hàng ngày phù hợp, trẻ phải được ngủ đủ giấc, đúng giờ, tuyệt đối tránh thức khuya.

Đặc biệt, giúp tăng chiều cao cho trẻ dậy thì sớm an toàn nhất chính là cung cấp cho trẻ một chế độ dinh dưỡng tốt nhất. Chế độ dinh dưỡng tốt nhất đó phải đảm bảo đủ 4 nhóm, muốn vậy không thể thiếu các dưỡng chất giúp tăng chiều cao là Canxi nano, Vitamin D3 và MK7 (vitamin K2 duy nhất từ tự nhiên).

Các dưỡng chất này nằm rải rác ít nhiều trong các thực phẩm hằng ngày chúng ta cho trẻ ăn, nhưng trong quá trình nấu nướng, thực chất lượng dưỡng chất tăng chiều cao được đưa vào cơ thể là bao nhiêu thì chẳng ai nắm được. Bởi vậy có thể tìm các dưỡng chất tốt cho xương phát triển này ở các dạng thực phẩm chức năng, thực phẩm bổ sung.

Dậy thì sớm đồng nghĩa với việc sự phát triển chiều dài của xương sớm bị khóa lại sớm hơn so với bình thường. Vì vậy muốn trẻ dậy thì sớm phát triển chiều cao tối đa, cần bổ sung dưỡng chất Chondroitin giúp kích thích lớp sụn sản sinh ra nhiều hơn, nhờ đó giúp xương dài ra nhanh hơn, chắc khỏe hơn và giúp trẻ cao lớn hơn.

Bởi vậy nếu chẳng may trẻ bị dậy thì sớm, đừng vội mừng, nhưng cũng không nên bi quan vì chiều cao ảnh hưởng rất nhiều đến sau này của trẻ. Nếu chúng ta thực hiện tốt các bước chăm sóc cho trẻ, đặc biệt biết bổ sung đầy đủ dưỡng chất là Canxi nano, Vitamin D3, MK7, Chondroitin và các chất vi lượng khác, cơ hội cuối cùng giúp tăng chiều cao cho trẻ vẫn khả thi và có thể đạt chiều cao như mong muốn.

Cho trẻ vận động để khỏe mạnh hơn
Cho trẻ vận động để khỏe mạnh hơn

Làm thế nào để trẻ không bị dậy thì sớm? Chế độ ăn cho trẻ dậy thì sớm

Dậy thì sớm không do một yếu tố nào gây ra. Hệ thống thần kinh và nội tiết tố kiểm soát sự bắt đầu của tuổi dậy thì rất phức tạp, nhưng nghiên cứu đã xác định một số yếu tố môi trường và lối sống có thể góp phần vào sự suy giảm tuổi tác.

Dậy thì sớm ở cả trẻ em gái và trẻ em trai là do sự chuyển đổi dần dần từ chế độ ăn dựa trên thực vật sang chế độ ăn có nguồn gốc động vật, nhiều chất béo, thực phẩm chế biến cao. Chế độ ăn nhiều thịt, các sản phẩm từ sữa và thực phẩm thực vật chế biến có liên quan đến chứng đau bụng kinh sớm hơn trong khi ăn chay và tập thể dục mạnh mẽ sẽ làm chậm sự khởi phát của cơn đau bụng kinh. Sự gia tăng hoạt động hormone sớm hơn và nhiều hơn dẫn đến dậy thì sớm hơn .

Chất béo dư thừa tạo ra nhiều Estrogen

Tỷ lệ thừa cân và béo phì gia tăng góp phần vào sự phát triển giới tính sớm. Nhiều nghiên cứu khẳng định mối liên quan giữa trẻ thừa cân và dậy thì sớm và chế độ dinh dưỡng ở trẻ em gái. Nội tiết tố nam được gọi là androstenedione được tạo ra trong tuyến thượng thận và buồng trứng được chuyển đổi trong các tế bào mỡ thành estrogen.

Tế bào mỡ giống như nhà máy sản xuất estrogen. Khi cân nặng tăng lên, nồng độ hormone cũng tăng theo. Mỡ cơ thể dư thừa làm thay đổi mức độ của các hormone insulin, leptin và estrogen và những yếu tố này được cho là nguyên nhân dẫn đến việc tăng tốc thời gian dậy thì do béo phì. Ngoài ra, lười vận động có thể làm giảm mức melatonin. điều này cũng có thể ảnh hưởng đến các tín hiệu trong não kích hoạt sự phát triển ở tuổi dậy thì. “Bởi vì chất béo cao và calo từ dầu thực vật tinh chế được hấp thụ nhanh chóng và lưu trữ dưới dạng chất béo (trong vòng vài phút sau khi tiêu thụ), chúng cũng thúc đẩy tăng cân, do đó ảnh hưởng đến sự trưởng thành sớm hơn. Tiêu thụ nước ngọt là một yếu tố khác được cho là đẩy nhanh quá trình dậy thì sớm

Protein động vật làm tăng mức độ hormone

Đạm động vật có liên quan đến việc bắt đầu dậy thì sớm trong khi đạm thực vật có tác dụng ngược lại. Loại protein mà trẻ em ăn, đặc biệt là giai đoạn quan trọng của độ tuổi mẫu giáo 5-6 tuổi, có vẻ như xác định thời điểm chúng bắt đầu dậy thì.

Trẻ ăn nhiều protein động vật ở tuổi đó (thịt, trứng và sữa) bắt đầu dậy thì sớm sớm hơn cả năm so với những trẻ ăn nhiều đạm thực vật. Trẻ ăn nhiều đạm thực vật bắt đầu dậy thì muộn hơn trung bình 7 tháng và trẻ ăn nhiều đạm động vật bắt đầu dậy thì sớm hơn trung bình 7 tháng.

Mỗi gam lượng protein động vật ăn vào hàng ngày (trọng lượng của một chiếc kẹp giấy) có liên quan đến việc tăng 17% nguy cơ trẻ em gái bắt đầu có kinh sớm hơn 12 tuổi. Thịt làm tăng nồng độ hormone tăng trưởng IGF-1 có liên quan đến dậy thì sớm. Những phát hiện này cũng có thể được nhìn thấy trên Tạp chí Dịch tễ học Hoa Kỳ: Đau bụng xảy ra sớm hơn ở những bé gái tiêu thụ nhiều protein động vật và ít protein thực vật hơn sớm hơn ở độ tuổi 3-5.

Đạm động vật ở trẻ 3-7 tuổi có liên quan đến chứng đau bụng kinh sớm hơn và lượng đạm thực vật cao hơn ở độ tuổi 5-6 có liên quan đến chứng đau bụng kinh muộn hơn. Ngoài ra, “Việc tiêu thụ thịt và sữa ở trẻ em cũng có thể phản ánh việc tiêu thụ các hóa chất gây rối loạn nội tiết trong môi trường (EDCs) đã tích tụ trong các mô động vật.”

Ngành công nghiệp chăn nuôi sử dụng testosterone steroid đồng hóa để tăng khối lượng cơ bắp ở gia súc của họ, thúc đẩy sản xuất hormone sinh dục nam ở cả trẻ em gái và trẻ em trai. Thịt bò Mỹ được phát hiện có chứa hàm lượng estrogen cao gấp 600 lần so với thịt bò Nhật Bản, điều này có thể tạo điều kiện tích tụ estrogen trong cơ thể. Trên thực tế, “Hàm lượng steroid đồng hóa trong thịt có thể cao đến mức các nghiên cứu đã chỉ ra rằng các vận động viên ăn một số loại thịt có thể bị buộc tội lạm dụng steroid”.

Lạm dụng thuốc bổ cũng là nguyên nhân khiến trẻ bị dậy thì sớm
Lạm dụng thuốc bổ cũng là nguyên nhân khiến trẻ bị dậy thì sớm

67% Estrogen trong thực phẩm đến từ sữa

Phần lớn sữa bán lẻ đến từ những con bò cái đang mang thai thường xuyên được ngâm tẩm để sản xuất sữa. Do thao tác di truyền và chế độ ăn uống, ngành công nghiệp sữa buộc bò sữa tiết sữa trong suốt thời kỳ mang thai của chúng. Thực phẩm từ sữa chiếm khoảng 60 đến 70% lượng oestrogen đến từ thực phẩm.

Nguồn gốc chính của loại oestrogen này là do hoạt động nông nghiệp hiện đại của bò sữa liên tục vắt sữa trong suốt thai kỳ. Khi quá trình mang thai tiến triển, oestrogen Hàm lượng sữa tăng từ 15 pg / ml lên 1.000 pg / ml. Mang thai khiến lượng oestrogen cao lưu thông trong cơ thể động vật và trở thành một phần của sữa bò mà trẻ em uống.

Các nghiên cứu được tài trợ bởi ngành công nghiệp sữa cho thấy 10 Tăng% mức độ IGF-1 (hormone tăng trưởng mạnh mẽ) ở trẻ em gái vị thành niên từ một lít mỗi ngày. Hormone cũng được thêm vào thức ăn gia súc để kích thích sự tăng trưởng của động vật. ” Đây là lý do tại sao sữa bò thương mại chứa một lượng lớn estrogen và progesterone. Mức độ hormone steroid sinh dục ở trẻ em tăng hơn gấp ba lần trong vòng một giờ sau khi uống sữa bò.

Một nghiên cứu mà Tiến sĩ Greger nêu bật nêu rõ “Việc tiêu thụ sữa bò [ở người] can thiệp vào mạng lưới điều hòa nội tiết nhạy cảm từ thời kỳ bào thai đến tuổi già”. Trong giai đoạn dậy thì với sự khởi đầu sinh lý của sự tăng tiết hormone tăng trưởng, nồng độ IGF-1 trong huyết thanh tăng lên và được tăng cường hơn nữa khi uống sữa.

Sữa bò chứa cả hormone nhân tạo và tự nhiên làm tăng nồng độ hormone ở người. Khoảng một tá kích thích tố steroid có thể phát hiện được trong sữa. Sữa tách bơ có nồng độ cao nhất, tiếp theo là sữa tách béo. Nhiều khách hàng mua các sản phẩm sữa hữu cơ để cố gắng tránh được bổ sung các hormone steroid cũng như hormone tăng trưởng biến đổi gen rBGH.

Tuy nhiên, tránh các loại hormone được bổ sung này là có lợi, tuy nhiên, sữa hữu cơ vẫn có thể chứa tới 59 loại hormone tự nhiên bổ sung. Điều này có thể bao gồm 8 hormone tuyến yên, 7 hormone vùng dưới đồi, 7 hormone steroid, 6 hormone tuyến giáp và 11 yếu tố tăng trưởng khác nhau.

Thực phẩm giàu chất béo có chứa nhiều hormone sinh dục hơn

Loại vi khuẩn trong ruột cũng có thể làm tăng nồng độ estrogen. Chế độ ăn nhiều chất béo, ít chất xơ sẽ thúc đẩy sự phát triển của một số vi khuẩn chuyển đổi axit mật thành hormone sinh dục. Thành ruột sau đó sẽ hấp thụ các hormone này và lắng đọng chúng vào máu. Gan sản xuất axit mật để tiêu hóa chất béo. Chế độ ăn nhiều chất béo sẽ tạo ra nhiều axit mật được chuyển hóa thành hormone sinh dục.

Chế độ ăn nhiều chất béo cũng làm tăng nồng độ estrogen bằng cách tái tuần hoàn estrogen trở lại máu. Sau khi estrogen đã lưu thông khắp cơ thể, gan sẽ loại bỏ nó và thải chúng vào ruột. Để nội tiết tố này không được ruột tái hấp thu, gan sẽ sản xuất ra một chất gắn vào nội tiết tố để ngăn cản nó được tái hấp thu.

Một lần nữa, một chế độ ăn nhiều chất béo và thịt sẽ thúc đẩy sự phát triển của vi khuẩn tiết ra một loại enzyme phá vỡ chất không hấp thụ được và giải phóng các hormone. Các hormone này sau đó được tái hấp thu trở lại vào dòng máu, dẫn đến nồng độ estrogen cao hơn.

Không nên ép trẻ ăn quá nhiều các loại thức ăn
Không nên ép trẻ ăn quá nhiều các loại thức ăn

Chế độ dinh dưỡng cho trẻ dậy thì sớm

Trẻ em đang đến tuổi dậy thì sớm hơn bao giờ hết đưa ra một số cách để tránh độc tố:

Chế độ ăn của trẻ em nên tập trung vào thực phẩm toàn phần thực vật hơn là thực phẩm động vật – điều này sẽ giữ cho lượng protein hấp thụ trong phạm vi an toàn và giảm tiêu thụ EDC của trẻ

Giảm thiểu các sản phẩm từ sữa trong chế độ ăn của trẻ – sử dụng sữa hạnh nhân và cây gai dầu thay vì sữa bò

Khuyến khích trẻ vận động và tập thể dục cùng chúng.

Hạn chế tối đa thực phẩm đã qua chế biến – đây là những thực phẩm giàu calo và nghèo chất dinh dưỡng, đồng thời chúng thúc đẩy bệnh béo phì và các bệnh khác.

Chế độ ăn của trẻ nên bao gồm nhiều loại thực phẩm tự nhiên nhất có thể, bao gồm rau xanh, bí, ngô, cà rốt, cà chua, hành tây, nấm, các loại hạt, quả bơ, đậu, trái cây và ngũ cốc nguyên hạt. Điều này có nghĩa là ăn uống lành mạnh có vai trò quan trọng cho trẻ dậy thì sớm.

Mua sản phẩm hữu cơ khi có thể để tránh thuốc trừ sâu tổng hợp.

Các cách để giảm thiểu tiếp xúc với BPA

Tránh sử dụng nhựa polycarbonate cứng (nhãn tái chế số 7) bất cứ khi nào có thể.

Không sử dụng chai nước bằng nhựa.

Không cho vào lò vi sóng đựng trong hộp nhựa.

Hạn chế tối đa việc sử dụng thực phẩm đóng hộp và tránh các loại sữa công thức đóng hộp dành cho trẻ nhỏ.

Các cách để giảm thiểu tiếp xúc với Phthalate

Tránh nhựa có nhãn tái chế # 3 (PVC) bất cứ khi nào có thể. Kiểm tra danh sách thành phần trên các sản phẩm chăm sóc cá nhân để tìm phthalates. Cũng lưu ý rằng “hương thơm” được liệt kê như một thành phần thường có nghĩa là các sản phẩm có chứa phthalates. Để biết thêm thông tin, hãy truy cập hướng dẫn của Nhóm Công tác Môi trường về các sản phẩm chăm sóc cá nhân cho trẻ em.

Bài viết trên đã giúp quý vị biết được: làm thế nào để trẻ không bị dậy thì sớm. Chế độ ăn uống hợp lý, vận động lành mạnh, được chăm sóc đúng cách từ phía gia đình và trường học,… chính là giải pháp hiệu quả nhất trong việc giúp trẻ không bị dậy thì sớm.

Xem thêm:

Có nên cạo lông mặt không? Cạo lông mặt có mọc lại không?