Giáo dục sớm cho trẻ 0-6 tuổi đã trở thành chủ đề được các bậc phụ huynh tìm kiếm nhiều nhất hiện nay. Có ý kiến cho rằng giữa yếu tố thiên tài và giáo dục sớm tồn tại mối liên hệ mật thiết với nhau. Điều này đúng hay sai?
Giáo dục sớm cho trẻ từ 0-6 tuổi đang là mối quan tâm hàng đầu của xã hội, đặc biệt là những người nuôi con nhỏ trong giai đoạn dưới 6 tuổi. Xã hội càng phát triển thì những vấn đề liên quan đến trẻ em càng được nhìn coi trọng hơn trước. Nếu như trước kia, mọi người cho rằng trẻ em chỉ cần ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, phòng tránh tốt bệnh tật, phát triển khỏe mạnh thế là được. Nội dung phát triển tư duy trí tuệ, hình thành nhận thức đúng đắn ngay từ phút ban đầu dường như còn quá mờ nhạt.
Quan điểm này thay đổi đáng kể kể từ khi nền giáo dục trên toàn thế giới có những bước tiến vượt bậc. Các nhà khoa học chứng minh rằng: các phương pháp giáo dục sớm dành cho trẻ từ 0-6 tuổi là thực sự cần thiết, góp phần tạo nền móng cho sự phát triển toàn diện của trẻ sau này.
Hiểu đúng giáo dục sớm là gì?
Hiểu một cách đơn giản nhất, giáo dục sớm là tổng hòa các phương pháp (biện pháp) giáo dục tác động lên đối tượng trẻ em từ 0-6 tuổi, nhằm phát triển ở trẻ những kỹ năng, nhận thức đúng đắn, góp phần hình thành nhân cách tốt đẹp cho trẻ em. Giáo dục sớm cho trẻ từ 0-6 tuổi được áp dụng ngay từ thời kỳ bao thai, nghĩa là tạo ra những kích thích vừa phải, có tính chất giáo dục tích cực lên não bộ của đứa trẻ lúc còn trong trứng nước.
Theo quan điểm của các nhà giáo dục sớm, âm nhạc là yếu tố không thể thiếu trong quá trình giáo dục sớm trẻ em, nhất là giai đoạn nằm trong bụng mẹ. Thai nhi đặc biệt yêu thích âm nhạc và có xu hướng phản ứng lại giai điệu âm nhạc mỗi lần thưởng thức. Đã có hàng trăm cuộc thí nghiệm diễn ra trên thế giới nhằm khẳng định mối liên quan giữa âm nhạc và tính cách của trẻ em.
Kết quả thu được như sau: 92% phụ nữ mang thai thường xuyên nghe nhạc có giai đoạn du dương, nhẹ nhàng sẽ sinh ra những em bé có tính cách hiền hòa, bình tĩnh và ít quậy phá. 85% phụ nữ mang thai có thói quen nghe nhạc tươi vui, náo nhiệt sẽ sinh ra những em bé sở hữu tính cách năng động, vui vẻ và có phần quậy phá.
Không chỉ có tác dụng trong thời kỳ thai giáo, âm nhạc còn phương pháp trị liệu tuyệt vời đối với trẻ có vướng mắc về mặt tâm lý (ví dụ như: tăng động giảm chú ý, tự kỷ, chậm nói, trầm cảm,…). Giáo dục sớm cho bé luôn là nội dung quan trọng được đặt lên hàng đầu, có tính quyết định cho những bước phát triển tiếp theo của trẻ. Trẻ được giáo dục sớm có xu hướng thông minh, tư duy tốt và biết cách tự lập từ sớm. Càng về giai đoạn sau này, người lớn chỉ đóng vai trò định hướng hoặc hỗ trợ trẻ khi thực sự cần thiết, chứ không phải làm thay cho trẻ tất cả công việc.
Giáo dục sớm cho trẻ 0-6 tuổi có những nội dung gì?
Phát triển thể chất cho trẻ 0-6 tuổi
Nội dung đầu tiên của giáo dục sớm là phát triển thể chất cho trẻ 0-6 tuổi, nhằm đạt được các mốc quan trọng về chiều cao, cân nặng và khả năng vận động của lứa tuổi. Sự phát triển thể chất ở trẻ em là không giống nhau, có thể vượt qua hoặc dưới mốc quy định một chút, nhưng nếu trẻ ở quá xa cột mốc này (thiếu hụt về cân nặng, chiều cao hoặc chức năng vận động), thì cha mẹ cần điều chỉnh lại chế độ chăm sóc trẻ, tránh trường hợp trẻ chậm phát triển hơn lứa tuổi.
Có ý kiến cho rằng: Phương pháp giáo dục sớm cho trẻ 0-6 tuổi chủ yếu tập trung ở hoạt động phát triển nhận thức, giúp trẻ thông minh, lanh lợi, có khả năng nhận thức tốt các vấn đề. Thực chất, đây chỉ là một phần nội dung của giáo dục sớm cho trẻ nhỏ, bởi lẽ trẻ phải có sức khỏe tốt thì mới phát triển trí tuệ dễ dàng.
Giáo dục sớm cho trẻ từ 6 tuổi trở xuống có đề cập đến nội dung phát triển thể chất thông qua chế độ chăm sóc, ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, khuyến khích trẻ vận động đúng lúc (phù hợp với lứa tuổi). Trẻ có sức khỏe tốt sẽ yêu thích hoạt động hơn rất nhiều, không ngại tham gia các hoạt động tập thể, tích cực tìm hiểu và khám phá vạn vật xung quanh.
Rèn luyện thói quen tốt cho trẻ mỗi ngày
Điểm lý thú nhất của giáo dục sớm cho trẻ là rèn luyện thói quen tốt mỗi ngày. Cha mẹ nào cũng yêu thương con cái hết mực và luôn muốn dành những điều tốt đẹp nhất cho con. Chính vì tâm lý này, nên nhiều bậc phụ huynh có xu hướng nuông chiều con cái quá mức, hầu như không để trẻ làm bất kỳ việc gì trong gia đình kể cả sinh hoạt cá nhân của mình.
Trong hoàn cảnh này, người lớn vô hình chung đã tạo nên thói quen không tốt ở trẻ nhỏ, đó là dựa dẫm vào người lớn, không tự giải quyết công việc riêng. Về lâu dài trẻ sẽ tự hình thành tính cách ỉ lại, lười tư duy suy nghĩ và không muốn hòa mình vào cuộc sống xung quanh. Để hạn chế tình trạng này, giáo dục sớm dành cho trẻ 0-6 tuổi như một công cụ hữu hiệu trong việc rèn luyện thói quen tốt cho trẻ, thông qua hình thành kỹ năng vận động và tự giác xử lý công việc cho trẻ mỗi ngày.
Nhiều người cho rằng giáo dục sớm trẻ em là điều gì đó cao siêu và phức tạp, phải những người có trình độ chuyên môn mới thực hiện được nó. Thực chất không phải vậy, mỗi người mẹ, người bố trong giai đoạn nuôi con nhỏ đều có thể trở thành nhà giáo dục sớm, chỉ cần vận dụng đúng những nội dung, nguyên tắc, và công cụ của giáo dục sớm.
Điểm chung của tất cả phương pháp giáo dục trên toàn thế giới là tạo dựng tính cách tự lập cho trẻ nhỏ, giúp trẻ tự tin tham gia vào các hoạt động sống mà không gặp bất kỳ hạn chế nào. Dĩ nhiên việc này không thể diễn ra một sớm một chiều mà cần có quá trình rèn luyện lâu dài, bắt đầu từ khi trẻ còn rất nhỏ. Trẻ hình thành thói quen tự lập thông qua chế độ sinh hoạt hằng ngày như: ăn uống, ngủ nghỉ, chơi trò chơi, giao tiếp với những người xung quanh, học tập tại trường mầm non,…
Cha mẹ nên khơi gợi tính tự giác của trẻ, để trẻ tự giải quyết công việc của mình thay vì làm thay mọi việc. Hành động trẻ tự xúc cơm, thay quần áo, tự ngủ không cần người lớn ru, thu dọn đồ chơi sau mỗi lần chơi,… đều được xem là một phần của quá trình rèn luyện thói quen tốt cho trẻ.
Tạo dựng lòng đam mê, sự yêu thích khám phá ở trẻ em
Cuộc sống sẽ chẳng có ý nghĩa gì nếu con người không tiếp tục khám phá và ứng dụng những điều mới lạ. Trẻ em cũng vậy, nếu người lớn biết cách khơi gợi lòng đam mê khám phá của trẻ, thì chắc chắn lớn lên trẻ sẽ thông minh và giỏi giang hơn rất nhiều. Có lẽ vì thế mà các phương pháp giáo dục sớm chủ yếu nhấn mạnh nội dung phát triển tư duy trí tuệ cho trẻ nhỏ.
Các nhà khoa học chứng minh: sự phát triển trí tuệ của trẻ em giai đoạn 0-6 tuổi không có giới hạn. Điều này đồng nghĩa với việc: trẻ có thể đạt được khả năng nhận thức và vận động vượt qua tiêu chuẩn lứa tuổi, chỉ cần người lớn có phương pháp nuôi dạy trẻ đúng cách dựa trên tôn trọng đặc điểm tâm sinh lý của trẻ trong từng giai đoạn.
Trong các phương pháp giáo dục sớm cho trẻ 0-6 tuổi, việc kích thích trí tò mò, tư duy sáng tạo của trẻ là yếu tố không thể thiếu, nhằm tạo dựng cho trẻ kỹ năng nhận thức và giải quyết vấn đề sau này. Tuy nhiên, nội dung này lại rất dễ thực hiện bởi nó gắn liền với cuộc sống thực tế của trẻ; người lớn cần tạo cơ hội học hỏi cho trẻ ở mọi lúc mọi nơi, biến hoạt động sống thường ngày thành chủ đề khám phá thú vị, giúp trẻ tự tìm hiểu bản chất vấn đề chứ không đơn thuần là bắt chước cách làm của người lớn.
Phát triển ngôn ngữ cho trẻ từ 0-6 tuổi
Ngôn ngữ được xem là công cụ cần thiết của trẻ trong việc giao tiếp và tham gia hoạt động xã hội. Ngôn ngữ thể hiện phần nào khả năng phát triển của trẻ trong từng giai đoạn, là phương tiện chủ yếu giúp thể hiện bản thân. Trẻ thiếu hụt về mặt ngôn ngữ gây ra những hệ lụy nghiêm trọng, không những hạn chế quá trình tiếp nhận kiến thức mới mà còn làm cho chất lượng cuộc sống sụt giảm đáng kể.
Nội dung phát triển ngôn ngữ trong giáo dục sớm được thực hiện ở hầu hết các giai đoạn của trẻ từ 0-6 tuổi. Có ý kiến cho rằng: trẻ 1-2 tuổi mới nên dạy nói, trước thời điểm đó trẻ còn quá nhỏ để học nói cũng như không đủ khả năng phát âm rõ ràng. Thực chất dạy nói chỉ là một yếu rất nhỏ trong quá trình phát triển ngôn ngữ ở trẻ, nó bao gồm các nội dung rộng lớn hơn như: cảm nhận về âm thanh (một phần của ngôn ngữ), biểu hiện ngôn ngữ ký hiệu (đối với trẻ chưa biết nói), biểu hiện ngôn ngữ lời nói (đối với trẻ đã biết cách phát âm), cảm nhận chữ viết thông qua các tác phẩm, tập đọc tập viết đối với trẻ 5-6 tuổi,…
Như vậy quá trình phát triển ngôn ngữ luôn tồn tại song hành với trẻ nhỏ bất kể trẻ ở giai đoạn nào đi nữa. Thấu hiểu ngôn ngữ, sử dụng thành thạo ngôn ngữ giúp trẻ thể hiện bản thân tốt hơn, hiểu được ý kiến của người khác, tích cực tham gia vào các hoạt động sống, dễ dàng tiếp nhận kiến thức từ bên ngoài.
Có rất nhiều cách kích thích trẻ phát triển ngôn ngữ, chủ yếu thông qua hoạt động giao tiếp với trẻ hằng ngày như: hát ru cho trẻ ngủ, kể chuyện cho trẻ nghe, dạy trẻ nói, trò chuyện với trẻ mỗi ngày, chơi trò chơi với trẻ, hướng dẫn trẻ hành động (trong đó có sử dụng lời nói),…
Các phương pháp giáo dục sớm cho trẻ 0-6 tuổi có lợi ích gì?
Giáo dục sớm có ý nghĩa thiết thực với cuộc sống của trẻ nhỏ, tạo điều kiện cho sự phát triển toàn diện của trẻ cả về thể chất lẫn trí tuệ. Nhắc đến lợi ích của giáo dục sớm cho bé không thể bỏ qua các nội dung sau đây:
– Tác động tích cực đến sự phát triển não bộ của bé, tạo điều kiện cho não bộ bé hoạt động nhiều hơn, có thể đạt được những mốc quan trọng của lứa tuổi; khơi gợi – kích thích tiềm năng vốn có của mỗi đứa trẻ.
– Tạo cơ hội cho bé khám phá, trải nghiệm thực tế xung quanh, hình thành tính cách chủ động sáng tạo trước mọi vấn đề, là nền tảng vững chắc cho sự trưởng thành sau này.
– Phát hiện năng khiếu, sở trường đặc biệt của trẻ thông qua quá trình giáo dục sớm, có kế hoạch tác động phù hợp nhằm nuôi dưỡng đam mê và phát triển tài năng cho trẻ.
– Hướng dẫn trẻ cách tư duy nhận thức vấn đề, tự giác giải quyết vấn đề của mình, vận dụng linh hoạt kiến thức đã học vào cuộc sống thực tiễn. Người lớn chỉ đóng vai trò là người định hướng ban đầu, hỗ trợ lúc cần thiết chứ không làm thay công việc cho trẻ.
– Hình thành tính cách tự lập cho trẻ, khuyến khích trẻ tham gia vào các hoạt động tập thể một cách tự tin và năng động.
– Rèn luyện cho trẻ thói quen hành động có mục đích; lên kế hoạch, tư duy phân tích vấn đề trước khi hành động chính thức.
– Ảnh hưởng trực tiếp đến việc hình thành tính cách sau này cho trẻ. Phương pháp giáo dục sớm cho trẻ 0-6 tuổi góp phần tạo dựng nên nhân cách tốt đẹp, yêu thương và đồng cảm với mọi người khi trẻ trưởng thành.
Phương pháp giáo dục sớm cho trẻ 0-6 tuổi góp phần hình thành nhân cách tốt đẹp cho trẻ sau này, khuyến khích trẻ không ngừng tư duy sáng tạo, độc lập tự chủ trong mọi hoàn cảnh, tin tham gia vào các hoạt động xã hội. Trẻ được giáo dục sớm có xu hướng thông minh, lanh lợi, yêu thích khám phá thế giới xung quanh, có tiềm năng phát triển vượt bậc. Cha mẹ đừng bỏ lỡ giai đoạn vàng trong sự phát triển của trẻ em từ 0-6 tuổi, bởi đây là thời kỳ vàng cho những tác động giáo dục hiệu quả nhất.
Phương pháp giáo dục sớm cho trẻ 0-6 tuổi được chia sẻ rộng rãi tại Blog nuoidaytre.com.vn, nhằm cung cấp kiến thức hữu ích cho các bậc phụ huynh. Cha mẹ có thể truy cập website chính thức để tham khảo thông tin hữu ích!
-
Thơ tình Đêm Mưa – Thơ Buồn Về Mưa Đêm Lạnh Lẽo
– Thơ Buồn Tình Yêu
- Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 35
- Văn mẫu lớp 11: Phân tích khổ 2 bài từ ấy chi tiết
- Phân tích diễn biến tâm trạng của Thúy kiều trong đoạn trích trao duyên
- Bài thơ Song Nữ Tế Tế Thái Thuỷ Văn – Bà Huyện Thanh Quan (Nguyễn Thị Hinh)