Giáo án phát triển thẩm mỹ phục vụ công tác giảng dạy ở trường mầm non được chia sẻ tại Blog nuoidaytre.com.vn. Giáo viên mầm non có thể truy cập website chính thức để tham khảo thông tin. Blog nuoidaytre.com.vn có đầy đủ Giáo án giảng dạy của các lĩnh vực phát triển thể chất, phát triển nhận thức, phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội, phát triển ngôn ngữ, phát triển thẩm mỹ dành cho trẻ em lứa tuổi mầm non từ 24-36 tháng, 3-4 tuổi, 4-5 tuổi, 5-6 tuổi.
GIÁO ÁN PHÁT TRIỂN THẨM MỸ DÀNH CHO TRẺ MẪU GIÁO 4-5 TUỔI
Nghe hát: Hoa trong vườn
Vỗ tay theo nhịp bài hát: Màu hoa
Trò chơi âm nhạc: Giai điệu thân quen
I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU
- Kiến thức
– Trẻ nhớ tên bài hát, giai điệu dân ca, hiểu nội dung bài hát.
– Trẻ hiểu luật chơi và biết cách chơi trò chơi “Giai điệu thân quen”.
- Kỹ năng
– Trẻ biết vỗ tay theo nhịp bài hát “Màu hoa”. Phát âm chính xác cụm từ “Hoa trong vườn”.
– Rèn luyện khả năng ghi nhớ có chủ định, phát triển tai nghe âm nhạc.
– Bồi dưỡng khả năng cảm thụ âm nhạc và diễn đạt cảm xúc với các bài hát.
- Thái độ
– Thể hiện thái độ tích cực khi thưởng thức và tham gia các hoạt động nghệ thuật.
– Giáo dục trẻ biết chăm sóc, bảo vệ hoa.
II. CHUẨN BỊ
- Chuẩn bị của cô
– Nhạc, xắc xô, trống
– Đàn
– Đĩa nhạc các bài hát có trong hoạt động.
– Hộp quà bên trong có lọ hoa.
– Trang phục áo tứ thân.
- Chuẩn bị của trẻ
– Mũ múa hình hoa các loại
III. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG
- Ổn định
– Các con ơi, cô có một món quà muốn tặng lớp mình, chúng mình có muốn biết đó là món quà gì không? Chúng mình hãy nhắm mắt lại và chờ xem đó là món quà gì nhé.
– Cô có gì đây? (Lọ hoa). Chúng mình cùng đếm xem có mấy bông hoa?
– Lọ hoa có những loại hoa gì?
– Cô cho trẻ nói tên hoa và màu sắc của hoa.
- Nội dung
2.1 Hoạt động chính: Nghe hát “Hoa trong vườn”
– Cô biết một bài hát rất hay nói về các loài hoa trong vườn với nhiều màu sắc khau nhau. Những bông hoa xinh xắn, đầy màu sắc làm đẹp cho cuộc sống được trồng trong những khu vườn cũng rất đẹp. Bây giờ chúng mình cùng lắng nghe cô hát nhé.
– Cô hát lần 1: Cô giới thiệu tên bài hát, thể loại bài hát (Bài hát “Hoa trong vườn”, dân ca Thanh Hóa).
– Cô hát lần 2: Gợi ý để trẻ nói lên những cảm xúc khi nghe bài hát:
+ Nghe bài hát này con có cảm xúc gì?
+ Con có suy nghĩ gì?
– Cô giảng giải nội dung: Các con ạ, đất nước ta hoa nở bốn mùa, mỗi loại hoa có một màu sắc, mùi hương riêng. Để có được những bông hoa rực rỡ làm đẹp cho thiên nhiên, cho cuộc sống của chúng ta thì những người làm vườn đã phải vất vả ngày đêm chăm sóc, vun trồng. Bài hát “Hoa trong vườn” là bài dân ca Thanh Hóa, giai điệu mượt mà, êm dịu. Khi nghe bài hát, ta như cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên và cuộc sống xung quanh, thêm biết ơn những người đã chăm sóc, vun xới cho vườn hoa đẹp. Bài hát cũng là một lời nhắn nhủ chúng ta: “Hãy cùng làm những điều tốt, có ích cho mọi người, cho thiên nhiên quanh mình nhé”.
– Cô hát 3 lần kết hợp vận động minh họa.
– “Hoa trong vườn” là bài dân ca của dân tộc Kinh ở Thanh Hóa. Vì vậy khi hát có thể kết hợp với những động tác múa, đạo cụ, trang phục của dân tộc Kinh để biểu diễn.
– Cô khoác áo tứ thân, cầm hoa sen, vừa hát vừa múa cho trẻ xem.
– Cho trẻ nghe nhạc không lời bài “Hoa trong vườn”.
– Giới thiệu: Bài hát “Hoa trong vườn” có giai điệu rất hay. Vì vậy, đã có những nhạc sĩ độc tấu bản nhạc này, cũng có những dàn nhạc biểu diễn bản nhạc này rất thành công.
– Mở đĩa hòa tấu cho trẻ nghe bản nhạc “Hoa trong vườn”.
– Hỏi trẻ:
+ Con nhận xét gì về bản hòa tấu?
+ Cảm giác của con khi nghe bản hòa tấu thế nào?
(Gợi ý và hướng dẫn trẻ sử dụng được các từ “du dương”, “êm đềm” để nói về tính chất của bản nhạc và cảm giác khi nghe bản nhạc).
2.2 Hoạt động kết hợp
a) Hoạt động 1: Vỗ tay theo nhịp bài hát “Màu hoa”
– Cô cho trẻ nghe nhạc và đoán tên bài hát “Màu hoa”, nhạc và lời: Hồng Đăng.
– Cô cho trẻ hát bài “Màu hoa”.
– Cô hát và vỗ tay theo nhịp bài hát “Màu hoa”.
– Giảng giải về cách vỗ tay theo nhịp: Vỗ tay vào phách mạnh, mở tay ra vào phách nhẹ. Bài hát “Màu hoa” có nhịp lấy đà nên bắt đầu bằng phách nhẹ. Do đó, khi hát tiếng “Màu hoa” thì mở tay ra, bắt đầu vỗ tay vào tiếng “tím”.
– Cho trẻ nghe bản nhạc “Màu hoa” bằng đàn phím điện tử, nhắc trẻ chú ý nghe tiếng trống đệm của đàn phím điện tử (tiếng trống đệm vào phách mạnh) tức là trùng với nhịp vỗ tay để trẻ vỗ tay cho đúng.
– Cô và trẻ cùng vỗ tay theo nhịp bài “Màu hoa” 2-3 lần.
– Mời các tổ luân phiên hát và dùng dụng cụ âm nhạc gõ đệm theo nhịp bài “Màu hoa”.
– Mời các nhóm tự chọn dụng cụ âm nhạc hát và gõ đệm theo bài “Màu hoa”.
– Hỏi trẻ: Ngoài cách hát và gõ nhịp bài “Màu hoa” còn có cách thể hiện nào khác? Giậm chân, vẫy tay, đưa chân nhún theo nhịp.
– Cho cả lớp cùng đội mũ hoa và biểu diễn bài “Màu hoa” tùy theo sự sáng tạo.
– Cô và trẻ cùng hát và vỗ tay theo nhịp bài “Màu hoa” một lần.
b) Hoạt động 2: Trò chơi âm nhạc “Giai điệu thân quen”
– Cô nêu trên trò chơi: Giai điệu thân quen.
– Cách chơi: Cô chia lớp thành 2 tổ: Tổ Hoa Hồng và Tổ Hoa Cúc, phát cho mỗi tổ một loại dụng cụ âm nhạc (xắc xô hoặc trống). Cô mở những bản nhạc, các tổ đoán tên bài hát của bản nhạc đó. Khi bản nhạc cất lên, các thành viên trong đội suy nghĩ nhanh xem đó là bài hát gì. Khi đã có kết quả, các tổ lắc nhanh các dụng cụ âm nhạc để giành quyền trả lời, đội nào có tín hiệu trước thì sẽ được quyền trả lời. Mỗi lần trả lời đúng được tặng 1 bông hoa. Đội nào hát lời sai sẽ phải hát lại bài hát đó.
– Luật chơi: Tổ nào đoán đúng, nhanh và nhiều tên bài hát hơn sẽ là đội thắng cuộc.
– Cho trẻ chơi với 3-4 bản nhạc.
– Cô theo dõi, động viên trẻ chơi, nhận xét sau mỗi lần chơi.
- Kết thúc
– Tuyên dương, khích lệ trẻ trong giờ học.
– Hướng dẫn trẻ thu dọn, sắp xếp ngăn nắp đồ dùng học tập.
– Cô mời trẻ ra thăm vườn hoa.
Nguồn tham khảo: Đinh Thị Thương
Giáo viên mầm non có nhu cầu tìm hiểu giáo án giảng dạy của các lĩnh vực phát triển thể chất, phát triển nhận thức, phát triển ngôn ngữ, phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội, phát triển thẩm mỹ dành cho trẻ em ở các độ tuổi khác nhau (24-36 tháng, 3-4 tuổi, 4-5 tuổi, 5-6 tuổi). Hãy truy cập Blog nuoidaytre.com.vn để tìm kiếm tài liệu (giáo án) hữu ích nhất. Blog Nuôi dạy trẻ là nơi chia sẻ kiến thức chăm sóc, nuôi dạy trẻ em của các bậc phụ huynh, trường mầm non, giáo viên mầm non, giúp trẻ phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn trí tuệ, góp phần tạo nên nhân cách tốt đẹp cho các bé sau này.
Giáo án phát triển thẩm mỹ tại Blog Nuôi dạy trẻ được áp dụng giảng dạy tại các trường mầm non trong nước, đáp ứng yêu cầu về kiến thức, kỹ năng và thái độ đối với trẻ em các độ tuổi khác nhau, hỗ trợ hiệu quả quá trình chăm sóc – giáo dục trẻ của nhà trường. Giáo án phát triển thẩm mỹ phù hợp với giáo viên mầm non, sinh viên tại các trường sư phạm (chuyên ngành Giáo dục mầm non) hoặc đang trong giai đoạn thực tập tại các trường học.
- Dạy trẻ chậm nói có khó không? Cách dạy trẻ chậm nói hiệu quả
- Tháp dinh dưỡng cho trẻ từ 1 đến 6 tuổi cha mẹ cần biết
- Bài thơ Quá Vãng – Thu Bồn (Hà Đức Trọng)
- Ca dao dân ca những câu hát về tình cảm gia đình Ngữ văn 7 tập 1
- Top 10 tài liệu về văn hoá đọc của sinh viên đầy đủ nhất