Giáo án dạy hát “Đêm trung thu” Nghe hát “Chiếc đèn ông sao”. Trò chơi “Nghe hát dân ca đoán tên bài hát”

Giáo án dạy hát “Đêm trung thu” dành cho trẻ mẫu giáo lứa tuổi 4-5 tuổi được thiết kế theo chương trình giáo dục mầm non mới nhất của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Giáo án dạy hát là một trong những thành tố quan trọng của chương trình “Tổ chức hoạt động giáo dục âm nhạc cho trẻ mầm non”, góp phần giáo dục thẩm mỹ giúp trẻ biết yêu cái đẹp, yêu cuộc sống và trân trọng những người xung quanh.

Giáo án: Tổ chức hoạt động giáo dục âm nhạc

Chủ đề: Trường mầm non

Lứa tuổi: Lớp mẫu giáo 4-5 tuổi

DẠY HÁT:  ĐÊM TRUNG THU

NGHE HÁT: CHIẾC ĐÈN ÔNG SAO

TRÒ CHƠI: NGHE HÁT DÂN CA ĐOÁN TÊN BÀI HÁT

I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU:

1. Kiến thức:

  • Trẻ nhớ tên bài hát, tên tác giả.
  • Trẻ thuộc và hát đúng giai điệu bài hát với nhịp điệu vui tươi, mạnh mẽ.

2. Kỹ năng:

  • Trẻ hát sôi nổi, hào hứng.
  • Trẻ hứng thú nghe cô hát và biết hưởng ứng theo giai điệu của bài hát.
  • Trẻ biết chơi trò chơi, chơi đúng luật.

3. Thái độ:

Trẻ hào hứng tham gia vào hoạt động âm nhạc.

II. CHUẨN BỊ:

1. Chuẩn bị cho cô:

  • Đàn, nhạc bài hát Đêm Trung thu, nhạc và lời: Phùng Như Trạch; Chiếc đèn ông sao, nhạc và lời: Phạm Tuyên. Đĩa có hình ảnh nội dung bài hát Chiếc đèn ông sao.
  • Bộ trang phục áo dài trắng cho cô giáo đóng vai chị Hằng Nga.
  • Một số món quà nhỏ từ xốp màu, bìa cứng, giấy màu tạo thành con lật đật, các loại mặt nạ, đèn ông sao, đèn lồng… để thưởng cho trẻ chơi trò chơi Nghe hát dân ca đoán tên bài hát.
  • Một đĩa CD có các bài hát dân ca quen thuộc như: Hoa thơm bướm lượn, Cây trúc xinh, Hoa trong vườn, Lí kèo chai… cho trẻ nghe hát để chơi trò chơi âm nhạc.

2. Chuẩn bị cho trẻ:

  • Trang phục gọn gàng.
  • Mỗi trẻ một chiếc đèn ông sao.

III. CÁCH TIẾN HÀNH

HOẠT ĐỘNG CỦA CÔHOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ
1. Ổn định tổ chức, gây hứng thú:
Cho 1 trẻ cầm loa đi vào lớp, vừa đi vừa đọc thơ.Trẻ cầm loa đọc:
“Loa loa loa loa
       Trung thu ngày hội
       Đón chị Hằng Nga
       Cùng với chúng ta
       Múa ca mừng hội
       Loa loa loa loa”
Cô giáo đóng vai chị Hằng Nga đi từ ngoài vào và nói: Chị chào các em. Hôm nay là ngày rằm tháng tám, ngày Tết trung thu của thiếu nhi, chị Hằng Nga xuống đây cùng vui chơi múa hát với các em đấy. Nào các em hãy cùng vui Tết Trung thu với chị nhé.Vâng ạ!
2. Nội dung:
2.1 Dạy hát “Đêm Trung thu”
Để các cháu thiếu nhi đón Tết Trung thu vui vẻ và phấn khởi, nhạc sĩ Phùng Như Thạch đã sáng tác bài hát “Đêm Trung thu”. Các con lắng nghe cô hát nhé!Trẻ nghe cô nói
Cô hát mẫu cho trẻ nghe lần 1 (kết hợp nhạc đệm).Trẻ nghe cô hát
Cô hát lần 2, hỏi trẻ tên bài hát, tên tác giả.Trẻ nói tên bài hát, tên tác giả.
Cô hát lần 3 kết hợp với diễn giải nội dung bài hát.
Bài hát nói về các bạn nhỏ cùng nhau múa sư tử, đánh trống tùng rinh và cùng phá cỗ đón Trung thu rất vui.
Dạy trẻ hát cả bài cùng cô (3 – 4 lần).Trẻ hát cùng cô theo nhạc.
Cho từng tổ luân phiên hát.3 tổ hát theo nhạc.
Cho nhóm hát (mỗi nhóm 5 – 6 trẻ).2 – 3 nhóm hát theo nhạc.
Cho trẻ hát nâng cao với các hình thức: hát to, hát nhỏ theo tay nhịp của cô.Cả lớp hát theo tay nhịp của cô.
(Lưu ý: Sau mỗi lần trẻ hát, cô sửa sai cho trẻ).
Cho 1 – 2 trẻ khá lên hát.2 trẻ lên hát theo nhạc.
2.2 Nghe hát: Chiếc đèn ông sao
Cô đưa chiếc đèn ông sao ra và hỏi trẻ: Đây là gì? Đồ chơi này dùng để làm gì?Đây là đèn ông sao để chơi rước đèn ạ.
Ngày Tết trung thu rất vui, các con không những được múa sư tử, đánh trống mà còn được chơi rước đèn nữa. Nhạc sĩ Phạm Tuyên đã sáng tác bài hát “Chiếc đèn ông sao” để nói lên sự vui mừng phấn khởi của các bạn nhỏ khi được đón Tết Trung thu.
Các con lắng nghe cô hát nhé!2 trẻ lên hát theo nhạc.
Cô hát cho trẻ nghe lần 1 (bật nhạc).Trẻ nghe cô hát.
Cô hát cho trẻ nghe lần 2 kết hợp với động tác múa minh họa cùng cô phụ (bật nhạc).
Cô hát bài gì? Của nhạc sĩ nào?Trẻ trả lời.
Các bạn nhỏ trong bài hát làm gì?Các bạn nhỏ chơi rước đèn ông sao.
Các bạn vui đón Trung thu như thế nào?Các bạn chơi rất vui.
Lần 3, cô mở đĩa có hình ảnh và nội dung bài hát, cho trẻ hưởng ứng hát và vận động theo đĩa hình ảnh.
2.3 Trò chơi: Nghe hát dân ca đoán tên bài hát
Cô giới thiệu trò chơi, nêu cách chơi, luật chơi.
Cách chơi: Cô có một đĩa CD có rất nhiều bài hát dân ca ca ngợi nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc ta. Chúng mình cùng thi đoán tên bài hát qua đĩa nhạc nhé.Trẻ cầm đèn ông sao hát và vận động cùng cô theo nhạc.
Cách chơi, luật chơi: Cô mở đĩa có lời bài hát, các con sẽ nghe và đoán tên bài hát. Ai đoán đúng và có thể hát theo nhạc, nếu ai thuộc lời bài hát đó sẽ được thưởng 1 món quà. Đoán sai phải nhảy lò cò xung quanh lớp.Trẻ nghe cô nói cách chơi.
Các con đã hiểu cách chơi chưa?Rồi ạ!
Cô mở đĩa cho trẻ nghe. (Mở 5 – 6 bài hát)
Sau mỗi lần trẻ chơi, cô khen ngợi và tuyên dương trẻ.Trẻ cùng cô nhận xét các bạn, và nhận quà của cô tặng.
3. Kết thúc:
Cô nhận xét giờ học, khen ngợi và tuyên dương trẻ.Trẻ nghe nhận xét và vỗ tay.
Giáo án dạy hát “Đêm trung thu”

Giáo án dạy hát “Đêm trung thu” là tài liệu tham khảo hữu ích dành cho Giáo viên mầm non, Sinh viên theo học chuyên ngành Giáo dục mầm non, và những người hoạt động trong lĩnh vực này. Giáo án dạy hát “Đêm trung thu” kết hợp nghe hát “Chiếc đèn ông sao” và Trò chơi âm nhạc “Nghe hát dân ca đoán tên bài hát” phù hợp với lứa tuổi trẻ 4-5 tuổi, đã được giảng dạy thành công tại nhiều trường mẫu giáo hiện nay. Đây là một trong những giáo án tiêu biểu của lĩnh vực Tổ chức hoạt động âm nhạc trong Trường mầm non, dành cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi.

Tham khảo: “Giáo án Tổ chức hoạt động âm nhạc” của Hội đồng các tác giả.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *