Giáo án dạy hát “Cái mũi”. Nghe hát “Khám tay”. Trò chơi âm nhạc “Nghe tiết tấu tìm đồ vật”

Giáo án dạy hát Cái mũi nằm trong nhóm chủ đề giáo dục Bản thân cho trẻ ở trường mầm non. Tổ chức hoạt động giáo dục âm nhạc cho trẻ lứa tuổi mầm non không thể thiếu giáo án âm nhạc. Đây được xem là công cụ hỗ trợ đặc lực nhất cho giáo viên trong quá trình giảng dạy.

Giáo án dạy hát “Cái mũi” kết hợp nghe hát “Khám tay” và trò chơi âm nhạc “Nghe tiết tấu tìm đồ vật” phù hợp với khả năng nhận thức của trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi, có tác dụng gây hứng thú khuyến khích trẻ tham gia vào giờ học, tạo dựng ở trẻ tình yêu âm nhạc nói riêng và cuộc sống nói chung.

Giáo án Tổ chức hoạt động âm nhạc cho trẻ 4-5 tuổi

Giáo án: Tổ chức hoạt động giáo dục âm nhạc

Chủ đề: Bản thân

Lứa tuổi: Lớp mẫu giáo 4 – 5 tuổi

DẠY HÁT: CÁI MŨI

NGHE HÁT: KHÁM TAY

TRÒ CHƠI: NGHE TIẾT TẤU TÌM ĐỒ VẬT

I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU:

1. Kiến thức:

– Trẻ nhớ tên bài hát, nắm được giai điệu của bài hát, trẻ hát thuộc lời bài hát.

2. Kỹ năng:

– Trẻ hát đúng giai điệu, rèn kỹ năng nghe và cảm thụ âm nhạc.

– Biết trả lời câu hỏi rõ ràng, mạch lạc.

3. Thái độ:

– Trẻ hào hứng tham gia vào hoạt động âm nhạc, thích nghe cô hát.

– Giáo dục trẻ biết giữ gìn vệ sinh cơ thể.

II. CHUẨN BỊ:

1. Chuẩn bị cho cô:

– Đàn organ có ghi các bài trong chủ điểm Bản thân: Cái mũi, Khám tay.

– Tivi có hình ảnh trẻ xếp hàng vào lớp và có bạn trực nhật khám tay.

– 1 lọ nước hoa.

2. Chuẩn bị cho trẻ:

– Trẻ thuộc các bài hát trong chủ đề.

– Dụng cụ âm nhạc như: phách tre, xắc xô, lục lạc cho 3 tổ.

III. CÁCH TIẾN HÀNH

HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ
1. Ổn định tổ chức, gây hứng thú:
Trốn cô! Trẻ bịt mắt.
Cô lấy lọ nước hoa xịt vào một trẻ và hỏi trẻ:
Các con có thấy mùi gì không? Mùi thơm ạ.
Mùi thơm ở đâu? Trẻ trả lời.
Vì sao con biết? Nhờ mũi ngửi được.
Vì có cái mũi nên chúng ta mới ngửi được và phân biệt được các mùi ở xung quanh. Có một bài hát nói về tác dụng của cái mũi mà hôm nay cô sẽ dạy chúng mình đó là bài hát Cái mũi nhạc Woody Guthrie, lời Lê Đức, Thu Hiền.
2. Nội dung:
2.1 Dạy hát: Cái mũi
Các con hãy chú ý lắng nghe cô hát nhé.
Cô hát mẫu lần 1 (bật nhạc). Trẻ lắng nghe.
Cô vừa hát bài hát gì? Trẻ trả lời.
Nhờ có cái mũi mà chúng ta có thể ngửi được các mùi xung quanh. Không những vậy, mũi còn giúp con người thở được.
Để bảo vệ và giữ gìn cái mũi, các con phải biết giữ vệ sinh mũi, không được cho bất kì cái gì vào trong mũi.
Nào các con hãy chú ý lắng nghe cô hát 1 lần nữa nhé! Vâng ạ!
Cô hát lần 2.
Các con có muốn mình thuộc bài hát này để về hát tặng mọi người trong  gia đình mình nghe không? Hãy cùng cô hát theo tay nhịp của cô nào! Trẻ trả lời
Cô bắt nhịp cho cả lớp hát 2 – 3 lần (cho trẻ hát cả bài theo nhạc). Trẻ hát cùng cô.
Gọi tổ, nhóm, cá nhân (chú ý sửa sai cho trẻ khi hát). 3 tổ hát, 3 nhóm hát, cá nhân hát.
Cho cả lớp hát to, nhỏ theo nhịp tay của cô. Trẻ hát 1 lần.
2.2 Nghe hát: Khám tay
Cô hát tặng các con bài hát Khám tay.
Cho trẻ xem tivi có hình ảnh trẻ đang xếp hàng để bạn trực nhật khám tay.
Các bạn đang làm gì? Bạn A đang làm gì? Các bạn đứng xếp hàng. Bạn A đang khám tay.
Cô giới thiệu tên bài hát và tên tác giả.
Cô hát lần 1. Trẻ nghe cô hát.
Cô vừa hát bài gì? Trẻ trả lời.
Cô hát lần 2 kết hợp giảng nội dung bài hát.
Mỗi ngày đến trường chúng mình đều được tổ trực nhật khám tay. Tay ai sạch thì được xếp hàng vào lớp, tay ai bẩn sẽ bị các bạn cười chê. Vậy muốn được các bạn khen đôi bàn tay đẹp, các con phải làm thế nào? Phải rửa tay sạch sẽ.
Cô hát lần 3 kết hợp xem băng hình và khuyến khích trẻ hát cùng cô. Trẻ hưởng ứng cùng cô.
2.3 Trò chơi: Nghe tiết tấu tìm đồ vật
Vừa rồi các con hát hay, chú ý nghe cô hát và hưởng ứng hát cùng cô thật là hào hứng, cô sẽ thưởng cho các con 1 trò chơi, đó là trò chơi Nghe tiết tấu tìm đồ vật.
Cách chơi: Trẻ ngồi thành vòng tròn quây quần bên cô. Một người chơi sẽ ra khỏi lớp, cô giấu đồ chơi ở sau lung một bạn ngồi trong lớp. Sau khi cất giấu đồ vật xong, người chơi sẽ vào lớp đi men theo phía trước mặt của các bạn, vừa đi vừa nghe cô gõ đều nhau bình thường. Khi người chơi đi đến gần chỗ giấu đồ vật, cô sẽ gõ một trong hai tiết tấu “chậm”, “nhanh” để trẻ phải chú  ý nghe để tìm được đồ vật đó. Trẻ nghe cô nói cách chơi.
Cô tổ chức cho trẻ chơi: 4 – 5 lần. Trẻ tham gia trò chơi.
Cô cho trẻ tự nhận xét kết quả chơi lẫn nhau.
3. Kết thúc
Nhận xét giờ học. Trẻ nghe cô nhận xét.

Giáo án dạy hát Cái mũi là tài liệu tham khảo hữu ích cho các đối tượng sau: giáo viên mầm non, sinh viên đang theo học chuyên ngành Giáo dục mầm non, những người hoạt động (hoặc có nhu cầu tìm hiểu) trong lĩnh vực Giáo dục mầm non.

Blog nuoidaytre.com.vn là nơi chia sẻ các tài liệu hay, có ích và thiết thực nhất về trẻ em. Những tài liệu này được cập nhật thường xuyên, có tính mới và tương đối chính xác, rất phù hợp với những ai mong muốn tìm hiểu, tích lũy thêm kiến thức để chăm sóc và giáo dục trẻ tốt hơn nữa.

Đến với Blog nuoidaytre, các bạn sẽ có thêm những kinh nghiệm mới trong quá trình nuôi dạy trẻ nhỏ, để hành trình này không còn là “cuộc chiến” đối với các bậc phụ huynh và những người hoạt động trong lĩnh vực giáo dục nữa.

Tham khảo “Tuyển tập Giáo án tổ chức hoạt động âm nhạc cho trẻ 4-5 tuổi” của Hội đồng các tác giả.

Xem thêm:

Giáo án dạy hát “Chào ngày mới”. Nghe hát “Em đi mẫu giáo”. Trò chơi “Ai đoán giỏi”.

Giáo án dạy hát “Đêm trung thu”. Nghe hát “Chiếc đèn ông sao”. Trò chơi “Nghe hát dân ca đoán tên bài hát”

Giáo án dạy hát: Vui đến trường. Nghe hát: Ngày vui của bé. Trò chơi: Ai nhanh nhất

Xem thêm:

  • Phân tích bài thơ viêt Bắc của Tố Hữu hay xuất sắc
  • Bài thơ Tuổi 80 – Lưu Trọng Lư
  • Bài thơ Không Đề 16 – Thu Bồn (Hà Đức Trọng)
  • Bài thơ Trăng Rằm Mọc – Huy Cận (Cù Huy Cận)
  • Bài thơ Khúc Quỳ Hoa – Mường Mán (Trần Văn Quảng)

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *