Giáo án âm nhạc. Trẻ 4-5 tuổi biểu diễn bài hát “Cả nhà thương nhau”

Giáo án phục vụ công tác giảng dạy ở trường mầm non được chia sẻ tại Blog nuoidaytre.com.vn. Giáo viên mầm non có thể truy cập website chính thức để tham khảo thông tin. Blog nuoidaytre.com.vn có đầy đủ Giáo án giảng dạy của các lĩnh vực phát triển thể chất, phát triển nhận thức, phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội, phát triển ngôn ngữ, phát triển thẩm mỹ dành cho trẻ em lứa tuổi mầm non từ 24-36 tháng, 3-4 tuổi, 4-5 tuổi, 5-6 tuổi.

GIÁO ÁN LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN THẨM MỸ (DÀNH CHO TRẺ MẪU GIÁO 4-5 TUỔI)

Biểu diễn bài hát “Cả nhà thương nhau”

Nghe hát: Ba ngọn nến lung linh

Trò chơi âm nhạc: Nghe nhạc điệu đoán tên bài hát

Biểu diễn bài hát “Cả nhà thương nhau”

I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU

  1. Kiến thức

– Trẻ hiểu được tình cảm thân thiết của mọi người trong gia đình.

– Trẻ hát đúng lời ca, giai điệu, nhịp điệu của các bài biểu diễn.

– Trẻ nhớ chính xác các bài hát trong trò chơi âm nhạc và thể hiện tự nhiên các bài hát đó.

  1. Kỹ năng

– Trẻ chú ý nghe cô hát, biết thể hiện cảm xúc khi nghe.

– Trẻ có kỹ năng biểu diễn tự tin, hồn nhiên.

– Trẻ thích nghe cô hát, nghe trọn vẹn tác phẩm và hòa cùng cảm xúc bài hát “Ba ngọn nến lung linh”.

  1. Thái độ

– Giáo dục trẻ tình yêu thương cha mẹ và người thân trong gia đình.

– 90% trẻ hứng thú hoạt động, tham gia chơi nhiệt tình.

II. CHUẨN BỊ

  1. Chuẩn bị của cô

– Xắc xô, nến.

– Màn hình, đèn chiếu, giáo án, đàn organ.

– Phông có dòng chữ: Nhịp cầu âm nhạc với chủ đề “Cả nhà thương nhau:.

  1. Chuẩn bị của trẻ

– Mỗi trẻ một xắc xô hoặc một đôi phách gỗ, một ngọn nến.

– Nơ tay, trang phục đẹp.

III. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG

  1. Ổn định: Trò chơi về chủ đề gia đình

– Cô xin giới thiệu với lớp mình hôm nay có các bác, các cô đến thăm lớp mình đấy. Các con hãy thể hiện mình là những em bé ngoan nào.

– Đến thăm lớp mình hôm nay các bác, các cô rất muốn biết về gia đình của các con có những ai, tình cảm mọi người trong gia đình với nhau như thế nào. Các con hãy kể về gia đình mình nhé. (Cô mời 2-3 trẻ).

– Tiếp theo cô mời các con đến thăm gia đình bạn Trà My nhé! (Cô cho xem bức tranh gia đình bạn Trà My).

– Gia đình bạn Trà My có những ai?

– Mọi người trong gia đình Trà My đang làm gì?

– Đúng đấy các con ạ! Trong mỗi chúng ta ai cũng có một gia đình. Gia đình là tổ ấm của mỗi người, ở đó mọi người đều dành cho nhau tình yêu thương chan hòa, thân thiện, dành cho nhau sự chăm sóc ân cần, chu đáo.

– Cô luôn mong các con học giỏi, chăm ngoan để xứng đáng với sự yêu thương, chăm sóc của mẹ cha, của gia đình.

– Và bây giờ đã đến giờ bố đi làm ca đêm rồi. Bố Trà My đang làm gì đây?

– Khi bố đi làm, tình cảm của Trà My với bố như thế nào?

– Đúng rồi các con ạ! Mọi người trong gia đình rất thương yêu nhau “Xa là nhớ, gần nhau là cười”.

  1. Nội dung

2.1 Hoạt động chính: Biểu diễn “Cả nhà thương nhau”

– Cảm nhận về tình cảm gia đình đã có bao nhạc sĩ viết lên những bản nhạc, những bài hát thật hay dành tặng cho các con. Các con có biết đó là bài hát gì không?

– Hôm nay trong không khí vui tươi này, cô muốn các con hát thật hay, thật tình cảm các bài hát này qua chương trình Nhịp cầu âm nhạc với chủ đề “Cả nhà thương nhau”.

a) Ca hát, gõ đệm bài hát “Cả nhà thương nhau”

– Mở đầu chương trình biểu diễn là dàn đồng ca với bài hát “Cả nhà thương nhau”, sáng tác Phan Văn Minh do các nghệ sĩ tí hon lớp A1 trình bày.

– Bài hát “Cả nhà thương nhau” sẽ hay hơn, sinh động hơn, hấp dẫn hơn khi vừa hát các con vừa sử dụng dụng cụ gõ đệm đó. Mời các con hãy lựa chọn những dụng cụ gõ đệm mà chúng mình thích nào!

– Các con ơi, lời bài hát tha thiết, mượt mà “Cả nhà ta… là cười” đã tạo cho các con niềm tin về gia đình hạnh phúc.

– Sau đây xin mời các con hãy đến với Tiếng hát của Tổ mai vàng với bài hát “Cả nhà thương nhau”.

– Cô gợi ý nhận xét về phần biểu diễn của tổ Mai vàng.

– Cô dẫn dắt “Hình cha bóng mẹ hiện đầy mắt em khi em “Múa cho mẹ xem”. Hai bàn tay em múa dẻo mẹ khen em nhiều.’

b) Ca hát “Múa cho mẹ xem”

– Tiếp theo chương trình, Quỳnh Anh và Hồng Diễm sẽ biểu diễn bài hát “Múa cho mẹ xem”, sáng tác của nhạc sĩ Xuân Giao. Xin mời hai bé!

– Cô gợi ý nhận xét về phần hát của hai trẻ.

2.2 Hoạt động kết hợp

a) Hoạt động 1

* Nghe hát “Ba ngọn nến lung linh”

– Các con thân mến! Trong mỗi gia đình, người mẹ hiền thân thương, gần gũi đã sinh ra các con và nuôi các con khôn lớn bằng dòng sữa mẹ ngọt ngào. Người cha đã chăm sóc, dạy bảo các con ân cần, giúp các con khôn lớn trưởng thành. Các con là niềm vui, hạnh phúc của cha mẹ. Cha, mẹ và con luôn là ba ngọn nến lung linh tỏa sáng.

– Sau đây mời các con đến với bài hát “Ba ngọn nến lung linh” do cô Thu Giang biểu diễn.

– Các con ạ! Được sống trong gia đình có lời ru của mẹ, có hơi ấm của cha và tiếng cười con trẻ ai cũng cảm thấy đầm ấm hạnh phúc.

* Ca hát “Cô và mẹ”

Cô mời các ca sĩ tí hon thể hiện bài hát “Cô và mẹ”, sáng tác của nhạc sĩ Phạm Tuyên (cô mời tổ, nhóm hát).

b) Hoạt động 2: Trò chơi âm nhạc “Nghe nhạc điệu đoán tên bài hát”

– Các bé thân mến! Trong chương trình nhịp cầu âm nhạc hôm nay còn có trò chơi hết sức thú vị dành cho các con đấy. Trò chơi có tên gọi “Nghe nhạc điệu đoán tên bài hát”.

– Cô giới thiệu cách chơi:

+ Cô có rất nhiều bản nhạc có trong chủ đề Gia đình. Cô sẽ mở lần lượt từng bản nhạc cho các con nghe. Nhiệm vụ của các con là hãy lắng nghe và bàn bạc với nhau xem đó là bài hát gì? Sau 30 giây suy nghĩ, đội nào có tín hiệu xắc xô trước sẽ giành quyền trả lời. Nếu đúng sẽ giành được một phần quà của chương trình.

– Cô tổ chức cho trẻ chơi.

– Cô nói: “Gia đình ca sĩ Phương Thảo, Ngọc Lễ sau những chuyến đi biểu diễn xa, khi trở về gia đình lại được sum họp quấn quýt bên nhau, đầy ắp tiếng cười. Với niềm cảm xúc rất riêng đó, Phương Thảo và Ngọc Lễ đã sáng tác bài hát “Ba ngọn nến lung linh” để nói hộ lòng mình. Bố, mẹ và con là những ngọn nến lung linh, tỏa sáng, tràn đầy niềm vui và hạnh phúc. Sau đây, cô Thu Giang và bé Hồng Diễm sẽ thể hiện lời ca mượt mà của bài hát “Ba ngọn nến lung linh”.

– Cô mở nhạc.

– Sau đây xin mời nhóm “Ước mơ xanh” thể hiện bài “Cả nhà thương nhau”.

– Trở lại với trò chơi vui nhộn của chương trình, xin mời các con đến với bản nhạc thứ ba “Cô và mẹ”.

– Cô mở nhạc cho trẻ nhóm Tuổi hồng lên hát bài “Cô và mẹ”, sáng tác của nhạc sĩ Phạm Tuyên.

– Các con ạ, ở nhà người mẹ hiền tần tảo sớm hôm chăm sóc các con giống như cô giáo ở trường, đúng như 2 câu thơ của nhà thơ Trần Quốc Toàn:

“Hai chân trời của con

Là của mẹ và cô giáo”

– Cô mời cả lớp cùng thể hiện bài thơ “Mẹ và cô”.

– Các con thân mến, những lời ca, tiếng hát thật hay, thật tình cảm về gia đình, cùng với sự tham gia chơi nhiệt tình của các bé lớp mẫu giáo A1 hôm nay đã đem đến cho chương trình Nhịp cầu âm nhạc với chủ đề “Cả nhà thương nhau” một không khí thật vui, thật tình cảm và ý nghĩa. Một lần nữa xin cảm ơn tất cả các ca sĩ, nghệ sĩ tí hon đã nhiệt tình tham gia chương trình.

– Cô mở nhạc bài hát “Cả nhà thương nhau”.

  1. Kết thúc

– Cô nhận xét hoạt động của trẻ. Động viên, khuyến khích trẻ.

– Cô hướng dẫn trẻ thu dọn, sắp xếp ngăn nắp đồ dùng học tập. Cô cho trẻ chuyển sang hoạt động khác.

Nguồn tham khảo: Nguyễn Thu Giang

Giáo viên mầm non có nhu cầu tìm hiểu giáo án giảng dạy của các lĩnh vực phát triển thể chất, phát triển nhận thức, phát triển ngôn ngữ, phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội, phát triển thẩm mỹ dành cho trẻ em ở các độ tuổi khác nhau (24-36 tháng, 3-4 tuổi, 4-5 tuổi, 5-6 tuổi). Hãy truy cập Blog nuoidaytre.com.vn để tìm kiếm tài liệu (giáo án) hữu ích nhất. Blog Nuôi dạy trẻ là nơi chia sẻ kiến thức chăm sóc, nuôi dạy trẻ em của các bậc phụ huynh, trường mầm non, giáo viên mầm non, giúp trẻ phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn trí tuệ, góp phần tạo nên nhân cách tốt đẹp cho các bé sau này.

Giáo án mẫu tại Blog Nuôi dạy trẻ được áp dụng giảng dạy tại các trường mầm non trong nước, đáp ứng yêu cầu về kiến thức, kỹ năng và thái độ đối với trẻ em các độ tuổi khác nhau, hỗ trợ hiệu quả quá trình chăm sóc – giáo dục trẻ của nhà trường. Giáo án phù hợp với giáo viên mầm non, sinh viên tại các trường Sư phạm (chuyên ngành Giáo dục mầm non) hoặc đang trong giai đoạn thực tập tại các trường học.

Xem thêm:

  • Bài thơ Rừng Đêm Bà Lá – Thu Bồn (Hà Đức Trọng)
  • Phân tích cảnh cho chữ là cảnh tượng xưa nay chưa từng có
  • Thơ tình Thương Về Người Ấy – Thơ Mùa Đông Hay

    – Thơ Buồn Tình Yêu

  • Phân tích tâm trạng của người chinh phụ trong tác phẩm “Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ”
  • Phân tích cảnh cho chữ trong tác phẩm Chữ người tử tù

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *