Giáo án âm nhạc mầm non 4-5 tuổi với nội dung chính là dạy hát vận động “Đi trên vỉa hè bên phải”, nghe hát “Từ một ngã tư đường phố”, kết hợp trò chơi âm nhạc “Nhìn hình đoán tên bài hát”.
Giáo án âm nhạc mầm non 4-5 tuổi được thiết kế theo chủ đề dạy học, nhằm cung cấp cho trẻ em nguồn tri thức mới, rèn luyện kỹ năng sống, trau dồi phẩm chất tốt đẹp. Chủ đề “An toàn Giao thông” luôn được chú trọng tại các trường mầm non, nhằm hình thành ở trẻ thái độ, thói quen chấp hành Luật giao thông để bảo vệ bản thân và những người xung quanh. Dưới đây là giáo án âm nhạc mầm non 4-5 tuổi tiêu biểu cho chủ đề “An toàn giao thông”, phù hợp với đặc điểm nhận thức của trẻ theo lứa tuổi, đạt tiêu chuẩn giảng dạy tại các trường mầm non trong và ngoài công lập.
GIÁO ÁN ÂM NHẠC MẦM NON 4-5 TUỔI
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN THẨM MỸ CHO TRẺ MẪU GIÁO
Dạy hát vận động: Đi trên vỉa hè bên phải
Nghe hát: Từ một ngã tư đường phố
Trò chơi âm nhạc: Nhìn hình đoán tên bài hát
I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU:
- Kiến thức
– Dạy trẻ hát đúng lời, đúng nhịp điệu, diễn cảm bài hát.
– Bước đầu thể hiện tình cảm bài hát.
– Trẻ biết vận động theo nhịp điệu của bài hát.
– Giúp trẻ hiểu được nội dung bài hát, trẻ nhớ tên bài hát, biết chú ý lắng nghe nhạc.
- Kỹ năng
– Rèn luyện kỹ năng nghe nhạc, vận động cho trẻ.
– Trẻ chơi trò chơi thành thạo, phản ứng linh hoạt.
– Rèn luyện cho trẻ khả năng chú ý, quan sát, phán đoán.
- Thái độ
– Trẻ biết đi bộ trên vỉa hè, khi qua đường có người lớn dắt.
– Biết chấp hành đúng Luật an toàn giao thông đường bộ.
II. CHUẨN BỊ
- Chuẩn bị của cô
– Lớp học sạch sẽ, thoáng mát.
– Mũ các loại đèn: xanh, vàng, đỏ cho trẻ đội.
– Tranh minh họa nội dung bài hát.
– Mô hình giảng nội dung bài hát “Đi trên vỉa hè bên phải”.
– Tranh cho trẻ chơi trò chơi “Nhìn hình đoán tên bài hát”.
- Chuẩn bị của trẻ
– Trò chuyện với trẻ về chủ đề.
– Làm quen, tập luyện các đội hình trong hoạt động.
III. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG
- Ổn định
– Cả lớp cùng đọc với cô bài thơ “Đi chơi phố”:
Đi chơi phố
Gặp đèn đỏ
Dừng lại thôi
Không qua vội
Đèn vàng rồi
Tiếp đèn xanh
Nào nhanh nhanh
Qua đường nhé!
– Cô dẫn dắt: Các con vừa đọc bài thơ gì? Bài thơ muốn nhắc nhở các bạn nhỏ khi đi ra đường gặp đèn đỏ thì phải làm thế nào? Các con nhớ luôn đi bên phía tay phải đường và không đùa nghịch nhé. Có một bài hát rất hay do cô Nguyễn Thị Thanh sáng tác cũng nhắc nhở chúng ta đi bộ đúng phần đường của mình. Hôm nay cô và các con cùng hát bài “Đi trên vỉa hè bên phải” nhé!
- Nội dung
2.1 Hoạt động chính: Dạy trẻ hát và vận động theo bài hát “Đi trên vỉa hè bên phải”
– Cô và trẻ hát bài hát 1 lần.
– Có bạn nào biết cô và các con vừa hát bài gì? Do ai sáng tác?
– Cô đọc lời bài hát và giảng về nội dung bài hát: Bài hát nói về việc cô giáo dạy bé đi trên vỉa hè bên phải đường, luôn chấp hành Luật giao thông đường bộ.
– Cô hỏi trẻ:
+ Khi đi ra đường, các con phải đi như thế nào?
+ Các con còn nhỏ có đi ra đường một mình không? Khi ngồi sau xe máy các con cần làm gì?
– Khi đi trên đường, các con nhớ đi đúng phần đường của mình, ngồi sau xe máy các con nhớ phải đội mũ bảo hiểm nhé.
– Mở nhạc cả lớp hát cùng cô 3-4 lần.
– Cô mời từng tổ vận động:
+ Tổ Chim Xanh giậm chân.
+ Tổ Mèo Vàng vỗ tay.
+ Tổ Thỏ Nâu vỗ lên vai.
– Cô mời cả lớp vận động theo ý thích của mình.
– Cô thấy các con vận động rất hay rồi, nhưng để bài hát thêm sôi động và hấp dẫn các con có thể vận động sáng tạo theo ý thích của mình nhé.
– Cô cho cả lớp vận động sáng tạo một lần.
2.2 Hoạt động kết hợp
a) Hoạt động 1: Nghe hát “Từ một ngã tư đường phố”
– Lớp mình hôm nay hát rất hay, vận động rất giỏi. Cô sẽ hát tặng lớp mình bài hát “Biển chỉ đường”, lớp mình có thích không nào?
– Cô hát diễn cảm thể hiện giai điệu bài hát lần 1.
– Giai điệu bài hát thật vui, qua đó như muốn nhắc nhở chúng mình khi tham gia giao thông phải biết chú ý quan sát các biển báo và đèn tín hiệu giao thông cho an toàn nhé.
– Cô hát lần 2 cho trẻ nghe kết hợp động tác minh họa.
b) Hoạt động 2: Trò chơi âm nhạc “Nhìn hình đoán tên bài hát”
– Luật chơi: Đội nào rung chuông nhanh sẽ giành quyền trả lời.
– Cách chơi: Cô chia lớp làm 3 đội, mời đại diện một đội lên chọn nốt nhạc mình thích và xem trong nốt nhạc có hình ảnh gì thì đoán tên bài hát đó. Đội nào rung chuông nhanh sẽ được quyền trả lời. Nếu trả lời đúng, trẻ trong đội đó sẽ vận động theo lời bài hát.
– Cho trẻ chơi đến khi nào mở hết mảnh ghép xuất hiện hình ảnh cô cảnh sát giao thông. Cô hỏi trẻ “Đây là ai” và giảng giải cho trẻ hiểu “Cô cảnh sát giao thông có nhiệm vụ đứng ở ngã tư đường phố, điều khiển các xe chạy đúng phần đường của mình, và xử phạt nếu ai vi phạm Luật giao thông đường bộ.
- Kết thúc
– Cô nhận xét hoạt động của trẻ. Động viên, khuyến khích trẻ.
– Cô hướng dẫn trẻ thu dọn, sắp xếp ngăn nắp đồ dùng học tập. Cô cho trẻ chuyển sang hoạt động khác.
Nguồn tham khảo: Lỡ Thị Hằng
Giáo án âm nhạc mầm non 4-5 tuổi là tư liệu giảng dạy không thể thiếu của giáo viên mầm non, sinh viên học việc hoặc đang trong giai đoạn thực hành – thực tập tại các trường mầm non. Blog Nuôi dạy trẻ là nơi chia sẻ giáo án giảng dạy cho trẻ mầm non độ tuổi 24-36 tháng, 3-4 tuổi, 4-5 tuổi, 5-6 tuổi, thuộc các lĩnh vực giáo dục phát triển thể chất, phát triển nhận thức, phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội, phát triển ngôn ngữ, phát triển thẩm mỹ.
Nếu bạn là giáo viên mầm non, hay học sinh sinh viên chuyên ngành Giáo dục mầm non có nhu cầu tìm hiểu thông tin, tài liệu liên quan đến lĩnh vực chăm sóc – giáo dục trẻ em, có thể truy cập website nuoidaytre.com.vn để tham khảo nội dung hữu ích. Giáo án mầm non theo chủ đề đa dạng, phong phú, tích hợp các hoạt động giáo dục giúp trẻ phát triển toàn diện, được xem là cơ sở vững chắc để giáo viên tiến hành giảng dạy tại các trường mầm non.
- Có nên cho trẻ đi học trước 3 tuổi hay không? Thời điểm nào tốt
- Bài thơ Sư Ông Và Mấy Ả Lên Đồng – Tú Xương (Trần Tế Xương)
- Top 10 Thuyết minh dự án đầu tư hay nhất
- Bài thơ Than Nghèo – Nguyễn Khuyến
-
Thơ tình Mùi Hương – Thơ Tình Buồn Tâm Trạng Về Nỗi Nhớ Hư Vô
– Thơ Buồn Tình Yêu