Giáo án âm nhạc phục vụ công tác giảng dạy ở trường mầm non được chia sẻ tại Blog nuoidaytre.com.vn. Giáo viên mầm non có thể truy cập website chính thức để tham khảo thông tin. Blog nuoidaytre.com.vn có đầy đủ Giáo án giảng dạy của các lĩnh vực phát triển thể chất, phát triển nhận thức, phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội, phát triển ngôn ngữ, phát triển thẩm mỹ dành cho trẻ em lứa tuổi mầm non từ 24-36 tháng, 3-4 tuổi, 4-5 tuổi, 5-6 tuổi.
GIÁO ÁN ÂM NHẠC – LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN THẨM MỸ
DÀNH CHO TRẺ MẪU GIÁO 4-5 TUỔI
Dạy hát: Hoa trường em
Nghe hát: Hoa trong vườn
Trò chơi âm nhạc: Tai ai thính?

I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU
- Kiến thức
– Trẻ nhớ tên bài hát “Hoa trường em”, tên tác giả Dương Hưng Bang.
– Trẻ hiểu nội dung bài hát, thể hiện đúng giai điệu bài hát “Hoa trường em”.
- Kỹ năng
– Trẻ thuộc lời và hát đúng giai điệu bài hát “Hoa trường em”.
– Rèn kỹ năng cảm thụ âm nhạc và tai nghe cho trẻ.
– Chú ý nghe cô hát, biết tên bài hát và cảm nhận được làn điệu dân ca của bài hát “Hoa trong vườn”.
– Mạnh dạn biểu diễn một cách tự nhiên.
– Trẻ chú ý lắng nghe và phản xạ nhanh nhẹn trong trò chơi âm nhạc.
- Thái độ
– Giáo dục trẻ biết yêu thiên nhiên, cỏ cây, hoa lá, yêu con người, yêu cô, yêu bạn bè để xứng đáng là cháu ngoan Bác Hồ.
– Giáo dục trẻ nhớ và thể hiện được truyền thống văn hóa múa xòe ở địa phương.
II. CHUẨN BỊ
- Chuẩn bị của cô
– Đàn
– Cô thuộc lời, giai điệu các bài hát.
– Mũ chóp kín, phách tre.
– Hình ảnh minh họa vườn hoa.
- Chuẩn bị của trẻ
– Mũ đội đầu: hoa hồng, hoa sen, hoa cúc.
III. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG
- Ổn định
– Hôm nay, cô thấy lớp mình đội những chiếc mũ rất đẹp, cả lớp mình như một vườn hoa đẹp đầy hương sắc. Nhưng vì sao những bông hoa lại có màu sắc đẹp thế nhỉ? Để giải đáp câu hỏi này, cô sẽ kể cho các con nghe câu chuyện “Sự tích các loài hoa”. Chúng mình hãy chú ý lắng nghe xem các loài hoa luôn rực rỡ, khoe hương sắc có sự tích như thế nào nhé.
– Cô kể chuyện: Ngày xưa, các loài hoa chỉ toàn một màu trắng tinh, không nhiều màu sắc như bây giờ nên các loài hoa buồn lắm. Một hôm, những bông hoa nói với nhau: “Ước gì chúng mình có nhiều màu sắc thì sẽ đẹp biết mấy”. Vừa lúc đó có một nàng tiên bay qua và nghe được điều ước đó của các loài hoa. Nàng tiên đã ban phép giúp các loài hoa có rất nhiều màu sắc và ngát hương thơm. Để trả ơn cho Nàng tiên đã giúp đỡ mình, các loài hoa luôn mang hương sắc của mình làm đẹp cho cuộc sống. Chính vì vậy, vẻ đẹp của hoa đã tạo cảm hứng cho rất nhiều nhạc sĩ để viết nên những bài hát rất hay ca ngợi loài hoa đấy.
- Nội dung
2.1 Hoạt động chính: Dạy hát “Hoa trường em” (Sáng tác: Dương Hưng Bang)
– Có một bài hát nói về vẻ đẹp của các loài hoa mà cô rất thích. Bài hát đó không chỉ có những giai điệu hay mà còn có lời ca rất ý nghĩa. Bây giờ, chúng mình cùng lắng nghe cô hát bài hát “Hoa trường em” do tác giả Dương Hưng Bang sáng tác nhé.
– Cô hát lần 1, vừa hát vừa thể hiện cảm xúc.
– Cô đọc lời bài hát: “Em ngắm chiếc lá…” và nói: “Các bé đến lớp ngoan vâng lời cô giáo, là các cháu ngoan của Bác Hồ được ví như những bông hoa thơm ngát ở trường, ở lớp. Đó là nội dung bài hát “Hoa trường em”. Bây giờ các con cùng nghe lại bài hát này nhé.
– Cô hát lần 2, sau đó hỏi lại trẻ tên bài hát và tên tác giả.
– Dạy hát: Cô đánh nhịp dạy trẻ hát 3,4 lần (không có đàn) và sửa sai cho trẻ.
– Cô và cả lớp hát hai lần (cô mở đàn cho trẻ hát).
– Cô thấy chúng mình đã thuộc và hát rất hay rồi. Bây giờ cô mời các đội sẽ hát giao lưu với nhau để bài hát thêm hay hơn, sinh động hơn nữa nhé.
– Cô mời Tổ Hoa Hồng giao lưu với Tổ Hoa Sen.
– Cô mời Tổ Hoa Sen tham gia giao lưu với Tổ Hoa Cúc, Tổ Hoa Hồng giao lưu với Tổ Hoa Cúc.
– Cô mời nhóm hai bạn trai, hai bạn gái lên biểu diễn.
– Cô cho cả lớp cùng biểu diễn một lần.
2.2 Hoạt động kết hợp
a) Hoạt động 1: Nghe hát “Hoa trong vườn” (dân ca Thanh Hóa)
– Các con hãy nghe cô hát một bài dân ca và xem đó là làn điệu dân ca nào nhé!
– Cô hát lần 1: Hát theo nhạc và thể hiện cảm xúc theo giai điệu bài hát.
– Đố trẻ tên bài hát, tên làn điệu dân ca.
– Cô chốt lại: Cô vừa hát cho lớp mình nghe bài “Hoa trong vườn”, dân ca Thanh Hóa. Bài hát có giai điệu mượt mà, trữ tình, đằm thắm kể về nhiều loài hoa trong vườn đã được con người vun xới, chăm bón đêm ngày để các loài hoa luôn ngọt ngào hương sắc đấy.
– Cô hát lần 2: Trẻ nghe và làm động tác minh họa, khuyến khích trẻ thể hiện cảm xúc.
– Các con ơi, Thanh Hóa có làn điệu dân ca mượt mà đằm thắm, còn ở Nà Cang, Lai Châu quê mình có nét văn hóa gì đặc sắc trong những ngày lễ hội và ngày tết? Bây giờ cô và các con cùng múa xòe nhé.
– Cô và trẻ múa xòe theo nhạc bài “Inh lả ơi”.
b) Hoạt động 2: Trò chơi “Tai ai thính?”.
– Cách chơi: Một bạn lên đội mũ chóp kín và nghe xem bạn ở dưới gõ nhạc cụ âm nhạc hoặc bài hát gì? Sau đó trẻ bỏ mũ chóp kín ra và đoán xem đã nghe thấy tiếng nhạc cụ gì hoặc bài hát gì. Sau mỗi lần chơi, tăng dần số nhạc cụ lên hai hoặc ba loại.
– Cho 3-5 trẻ chơi. Các trẻ khác nhận xét sau mỗi lần trẻ chơi.
- Kết thúc
– Cô tuyên dương, động viên, khích lệ trẻ.
– Cô hướng dẫn trẻ thu gọn, sắp xếp đồ dùng học tập ngăn nắp.
– Cô và trẻ vừa đi ra ngoài vừa hát “Hoa trường em”
Nguồn tham khảo: Hoàng Thị Ngọc Bích
Giáo viên mầm non có nhu cầu tìm hiểu giáo án giảng dạy của các lĩnh vực phát triển thể chất, phát triển nhận thức, phát triển ngôn ngữ, phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội, phát triển thẩm mỹ dành cho trẻ em ở các độ tuổi khác nhau (24-36 tháng, 3-4 tuổi, 4-5 tuổi, 5-6 tuổi). Hãy truy cập Blog nuoidaytre.com.vn để tìm kiếm tài liệu (giáo án) hữu ích nhất. Blog Nuôi dạy trẻ là nơi chia sẻ kiến thức chăm sóc, nuôi dạy trẻ em của các bậc phụ huynh, trường mầm non, giáo viên mầm non, giúp trẻ phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn trí tuệ, góp phần tạo nên nhân cách tốt đẹp cho các bé sau này.
Giáo án âm nhạc tại Blog Nuôi dạy trẻ được áp dụng giảng dạy tại các trường mầm non trong nước, đáp ứng yêu cầu về kiến thức, kỹ năng và thái độ đối với trẻ em các độ tuổi khác nhau, hỗ trợ hiệu quả quá trình chăm sóc – giáo dục trẻ của nhà trường. Giáo án âm nhạc phù hợp với giáo viên mầm non, sinh viên tại các trường sư phạm (chuyên ngành Giáo dục mầm non) hoặc đang trong giai đoạn thực tập tại các trường học.
-
Thơ tình Còn Lại Gì ? Thơ Buồn Đau Khổ Bất Cần Khi Yêu
– Thơ Buồn Tình Yêu
- Tổ chức chơi ngoài trời cho trẻ mầm non 9 nguyên tắc đảm bảo
- Phân tích 8 câu cuối bài Trao Duyên của đại thi hào Nguyễn Du
- Phân tích bài thơ chiều tối để thấy được vẻ đẹp tâm hồn của Hồ Chí Minh
-
Thơ tình Vậy Là Ta Xa – Thơ Tình Buồn Xa Cách Nhau
– Thơ Buồn Tình Yêu