Dạy trẻ biết đọc sớm đang là trào lưu phổ biến trong xã hội. Tuy nhiên việc làm này có tốt không, hay có thực sự cần thiết với trẻ nhỏ trước khi bước vào lớp 1?
Ngày nay rất nhiều cha mẹ cho trẻ 4-5 tuổi đi học thêm chữ cái, với mong muốn con có thể đọc thông viết thạo trước khi bước vào lớp 1. Về cơ bản, việc làm này không có gì sai trái, bởi lẽ nếu trẻ biết đọc sớm sẽ tự tin hơn khi học lớp 1, dễ dàng tiếp thu kiến thức ở trường tiểu học. Tuy nhiên, cha mẹ cần xem xét lại vấn đề bắt trẻ học chữ sớm. vì vô hình dung việc này có thể tạo áp lực lên tâm lý trẻ. Dạy trẻ biết đọc sớm cần có thời gian, đòi hỏi cả người lớn và trẻ em phải trải qua nhiều thách thức. Liệu việc này có được xem là quá sức với trẻ em lứa tuổi mầm non hay không?
Xem thêm:
- Cách dạy trẻ 5 tuổi học chữ cái nhanh, dễ dàng. Phương pháp dạy trẻ 5 tuổi học chữ cái hiệu quả
- Cách dạy trẻ lớp 1 tính nhẩm dễ dàng
Thế nào là dạy trẻ biết đọc sớm?
Cha mẹ cần hiểu đúng thuật ngữ “dạy trẻ biết đọc sớm”? Thế nào là dạy trẻ biết đọc sớm và biết đọc đúng tuổi. Trẻ 6 tuổi bắt đầu đi học lớp 1 là thời điểm thích hợp nhất để tập đọc và tập viết. Tuy nhiên, do tâm lý lo lắng con em mình không bắt kịp với chương trình đào tạo ở trường tiểu học, nhiều bậc phụ huynh tỏ ra sốt sắng rồi thúc ép con học chữ trước thời năm 6 tuổi.
Cha mẹ có thể dạy chữ cái cho trẻ từ năm học mẫu giáo lớn (tức là 5 tuổi trở đi), tuy nhiên việc làm này chỉ mang tính chất làm quen với chữ cái. Trẻ ghi nhớ mặt chữ cái thông qua các trò chơi học tập ở trường mầm non hoặc tại nhà. Sau 1 thời gian nhất định, trẻ mới có thể ghi nhớ hết 29 chữ cái và bắt đầu học cách ghép âm – vần.
Dạy trẻ biết đọc trước 5 tuổi có phải là sớm không?
Trên thực tế có nhiều trẻ biết đọc từ khi 3-4 tuổi, việc làm này không có gì sai trái nhưng xét trên một phương diện nào đó thì nó không thực sự cần thiết. Nếu trẻ tự tiếp thu kiến thức thông qua cuộc sống hằng ngày, người lớn chỉ đóng vai trò định hướng cơ bản thì việc trẻ biết đọc chữ là hoàn toàn bình thường. Nếu người lớn muốn trẻ biết đọc, biết viết sớm hơn bạn bè cùng trang lứa, mà có thái độ nôn nóng thúc ép trẻ học quá nhiều thì là điều không nên.
Trẻ em lứa tuổi mầm non cần được vui chơi, giải trí, nếu có học kiến thức mới thì cũng chủ yếu dưới dạng học chơi – chơi mà học. Nhận thức cũng như thể chất của trẻ mầm non còn khá “non nớt” so với việc học chính thức. Trẻ khó lòng ngồi bên bàn học hàng giờ để tập đọc hoặc tập viết chữ cái. Quá trình này trở nên khó khăn hơn khi hoạt động chủ đạo của trẻ em lứa tuổi mầm non vẫn là “vui chơi”, hoạt động học vì thế mà được xem nhẹ hơn hoặc trẻ chưa thực sự “toàn tâm toàn ý” với việc học.
Dạy trẻ biết đọc trước 5 tuổi sẽ gặp một vài khó khăn nhất định như: trẻ em còn mải chơi, thiếu tập trung trong học tập hoặc không chịu hợp tác với người lớn; một số trẻ còn nói ngọng chưa phát âm rõ ràng các tiếng, trẻ hiếu động, chưa hiểu tầm quan trọng của việc học (do chưa tiếp xúc với cách học mới ở trường tiểu học); học nhiều chữ cái sẽ dẫn đến tâm lý chán nản ở trẻ, không còn hào hứng như lúc đầu, trẻ dễ bỏ cuộc từ sớm,…
Nên dạy trẻ biết đọc từ năm mấy tuổi?
Cha mẹ hoàn toàn có thể dạy trẻ biết đọc sớm vào giai đoạn tiền tiểu học (tức là chuẩn bị vào lớp 1), nhưng không nên áp dụng việc này ở trẻ em nhỏ hơn 5 tuổi. Trẻ em lứa tuổi này đáng nhẽ được vui chơi giải trí một cách thoải mái, thay vì đối diện với những giờ học căng thẳng, áp lực,… Cho trẻ làm quen với chữ cái thông qua tiết học thú vị, hấp dẫn là điều chính đáng, nhưng biến nó thành quá trình học hành đầy sức ép với trẻ thì không nên.
Có nên dạy trẻ biết đọc sớm hay không luôn là nỗi băn khoăn của các bậc phụ huynh. Câu trả lời này tùy thuộc vào khả năng tiếp nhận kiến thức của trẻ, phương pháp giáo dục của người lớn cũng như hoàn cảnh sống của trẻ. Nếu cha mẹ có ý định dạy trẻ 5 tuổi biết đọc để chuẩn bị vào lớp 1 thì có thể thực hiện được. Khoảng 90% trẻ ghi nhớ 29 chữ cái trước khi học lớp 1, trong đó có khoảng 40% số trẻ đọc thành thạo các mẩu chuyện ngắn.
Không nên dạy chữ cho trẻ khi còn quá nhỏ, một mặt làm mất thời gian vui chơi giải trí của trẻ, mặt khác vô hình chung tạo sức ép học hành cho trẻ. Một điều đáng nói nữa là: nếu trẻ có thể đọc thành thạo toàn bộ sách giáo khoa lớp 1, thì đến khi đi học chính thức trẻ sẽ cảm thấy nhàm chán và không muốn lặp lại những kiến thức đã biết.
Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình học tập lâu dài của trẻ. Trẻ có xu hướng làm ngơ trước lời cô giáo giảng bài, không hứng thú làm bài tập trên lớp (vì cho rằng này kiến thức đã học hoặc quá dễ dàng), chủ quan trong học tập dẫn đến kết quả không được như ý muốn. Chính vì vậy, cha mẹ nên cân nhắc kỹ lưỡng việc có tiếp tục cho con tập đọc sớm hay không.
Dạy trẻ biết đọc sớm như thế nào là đúng cách
Để việc dạy trẻ biết đọc sớm thu được kết quả cao, người lớn cần lựa chọn phương án giảng dạy thích hợp nhất đối với trẻ. Trong độ tuổi mẫu giáo lớn, trẻ đã được làm quen với chữ cái thông qua các tiết học lý thú ở trường mầm non. Tại gia đình, cha mẹ có thể ôn luyện hoặc chỉ bảo thêm cho trẻ những điều mới lạ về bảng chữ cái. Các bậc phụ huynh có thể nhờ đến sự trợ giúp của bộ thẻ dạy trẻ biết đọc sớm.
Tác dụng của bộ thẻ dạy trẻ biết đọc sớm
Bộ thẻ dạy trẻ biết đọc sớm gồm những thẻ bằng giấy cứng, có in chữ và hình vẽ minh họa (có loại thẻ chỉ in mỗi chữ, mà không có hình ảnh đi kèm). Đối với trẻ bắt đầu học chữ, người lớn nên chọn mua bộ thể có 29 chữ cái riêng lẻ, bao gồm cả thẻ dấu đi kèm. Sau khi ghi nhớ hết 29 chữ cái, người lớn có thể hướng dẫn cách ghép vần dựa trên những thẻ chữ cái riêng biệt. Ví dụ: thẻ chữ b ghép với thẻ chữ a, thêm dấu sắc, đọc là “bá”.
Một lựa chọn khác dành cho cha mẹ là: bộ thẻ dạy trẻ biết đọc bao gồm những thẻ đã in sẵn chữ. Sản phẩm này chủ yếu dùng cho trẻ đã biết 29 chữ cái và cách ghép vần đơn giản. Trong một số trường hợp nhất định, người ta có thể sử dụng bộ thẻ này cho những trẻ chưa hề biết 29 chữ cái. Người lớn sẽ đưa thẻ chữ cho trẻ, đọc to và giúp trẻ ghi nhớ chữ viết đó là gì.
Từ sau trở đi khi gặp những chữ như vậy (dù viết dưới các hình thức khác nhau), trẻ vẫn có thể đọc nó. Hạn chế của phương pháp dạy chữ này là: trẻ có thể biết đọc từ khi còn nhỏ nhưng không biết bản chất của chữ đó (tức là cách ghép vần như thế nào để tạo ra “từ” đó).
Sử dụng đúng cách bộ thẻ dạy trẻ biết đọc sớm
Cho đến nay, mỗi lần nói về phương pháp dạy trẻ biết đọc sớm, mỗi người lại đưa ra quan điểm khác nhau về cách thức dạy chữ cho trẻ như thế nào mới là đúng. Với quan điểm tiến bộ, nhiều người đã thành công trong việc dạy chữ cho trẻ từ khi 3-4 tuổi. Cách dạy chủ yếu như sau: họ cho bé tiếp xúc từ sớm với bộ thẻ dạy đọc, rồi hướng dẫn trẻ đọc đúng những từ in trong đó. Sau 6-12 tháng trẻ có thể ghi rất nhiều thẻ chữ khác nhau.
Khi bạn đưa ra thẻ chữ “con cá”. Trẻ hoàn toàn có thể đọc đúng từ “con cá”, nhưng vấn đề ở chỗ: trẻ không hề biết chữ “con cá” được ghép vần từ các chữ cái c – o – n, c – a – dấu sắc, và cách phát âm là theo kiểu đánh vần từng chữ cái on – con, ca – sắc – cá,… Cách dạy đọc như vậy cho hiệu quả tức thì, trẻ có thể đọc thông thạo 100-200 trong khoảng 6 tháng.
Tuy nhiên, xét về lâu dài thì trẻ không thể đọc hiểu nhiều từ hoặc các loại văn bản có tính chất khác nhau. Bởi lẽ, trẻ đang tập đọc theo kiểu chụp chiếu hình ảnh, bắt chước người lớn chứ không hiểu bản chất “từ ngữ” (tức là được tạo ra từ việc ghép âm – vần và thêm dấu).
Người lớn chỉ nên dạy trẻ đọc theo bộ thẻ chữ, sau khi trẻ ghi nhớ hết 29 chữ cái và biết cách ghép vần đơn giản. Cách học này có phần mất nhiều thời gian, đòi hỏi sự kiên trì của cả trẻ và người hướng dẫn, nhưng về dâu dài thì trẻ có thể đọc được tất cả từ ngữ có trong Tiếng Việt. Một khi hiểu được quy luật ghép âm vần , thì dù từ ngữ có phức tạp đến đâu đi nữa thì trẻ vẫn tự tin vượt qua.
Qua bài viết ở trên, chắc hẳn các bậc phụ huynh đã có câu trả lời: có nên dạy trẻ biết đọc sớm hay không. Dạy trẻ biết đọc sớm sẽ cho kết quả tích cực nếu người lớn xác định đúng thời điểm và phương pháp giáo dục trẻ. Trái lại, mọi thứ sẽ là con số 0 nếu cha mẹ vô tình tạo áp lực lên con cái, làm tổn thương tâm hồn non nớt của trẻ. Cách dạy trẻ biết đọc sớm hiệu quả, dễ dàng được chia sẻ tại Blog nuoidaytre.com.vn. Các bậc phụ huynh có thể truy cập website chính thức để biết thêm thông tin hữu ích.
- Bài thơ Tiễn Người Làm Thơ – Hồ Xuân Hương
- Đề tài: Nặn tròn làm bánh – Chủ đề: Gia đình – Hoạt Động Tạo Hình
- Bài thơ Tiến Sĩ Giấy – Tú Xương (Trần Tế Xương)
- Bài thơ Đêm Biển Hồ – Thu Bồn (Hà Đức Trọng)
- Câu hỏi thường gặp khi Tuyển sinh Ngành Giáo dục mầm non tại trường Cao Đẳng Sư Phạm Trung Ương Hà Nội