Dấu hiệu trẻ tự kỷ nhẹ cha mẹ không nên bỏ qua
Dấu hiệu trẻ tự kỷ nhẹ đôi khi không bộc lộ rõ ràng, nên bố mẹ hoặc các cô giáo chuyên ngành mầm non rất khó nhận biết. Nếu biết trước những dấu hiệu này, thì quá trình can thiệp sớm và giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ sẽ thuận lợi hơn rất nhiều. Còn bằng không khi các biểu hiện của trẻ tự kỷ đã trở nên quá rõ rệt và nặng nền, thì biện pháp can thiệp nào đi nữa cũng chỉ thu được 30-50% kết quả thành công.

Bệnh tự kỷ là một bệnh đáng lo ngại và ngày càng trở nên phổ biến hơn ở trẻ em Việt Nam ngày nay, đặc biệt là trẻ ở các khu đô thị, các thành phố lớn. Điều trị căn bệnh này càng sớm càng tốt, tỷ lệ thành công khỏi bệnh càng cao hơn. Còn nếu gia đình không có biện pháp nào để can thiệp và hỗ trợ trẻ trong quá trình hòa nhập thì cuộc sống sau này của trẻ sẽ gặp vô vàn khó khăn. Thậm chí trẻ có thể bị rối loạn nặng nề về hành vi, nhận thức và tâm sinh lý.
Do đó, nhận biết được các dấu hiệu trẻ tự kỷ sẽ giúp bố mẹ can thiệp kịp thời và khắc phục những hậu quả nặng nề của hội chứng tự kỷ.
Bạn đang xem: Dấu hiệu trẻ tự kỷ nhẹ cha mẹ không nên bỏ qua
Dấu hiệu trẻ tự kỷ nhẹ
Đầu tiên, chúng ta cần nắm rõ định nghĩa về chứng tự kỷ cũng như nguyên nhân gây ra căn bệnh này trước khi tìm hiểu các biểu hiện tự kỷ ở trẻ em.
Mỗi một thể tự kỷ, ở các mức độ, trong các độ tuổi khác nhau sẽ xuất hiện những biểu hiện tự kỷ khác nhau. Sau đây chúng ta sẽ cùng nhau đi khám phá các dấu hiệu trẻ tự kỷ theo từng giai đoạn phát triển của trẻ.
Dấu hiệu trẻ tự kỷ nhẹ dưới 12 tháng
Trẻ dưới 12 tháng tuổi là độ tuổi dễ mắc bệnh tự kỷ nhất và có biểu hiện không quá rõ ràng, cụ thể ra bên ngoài nên bố mẹ thường không chú ý và không biết con mình đã bị tự kỷ. Dưới đây là một số dấu hiệu trẻ tự kỷ dưới 12 tháng mà bố mẹ cần biết để phòng ngừa vào bảo vệ trẻ khỏi căn bệnh ngu hiểm này.
– Ít cười: những đứa trẻ bình thường trong độ 1 tuổi thường hay cười, có hiểu hiện vui vẻ nếu mọi người trò chuyện, đùa giỡn. Tuy nhiên các bé bị tự kỷ rất ít hoặc thậm chí không cười.
– Ít bắt chước các hành động của người lớn: nếu trẻ bước vào giai đoạn từ 9 tháng tuổi trở đi mà không có dấu hiệu bắt chước các hành động, cử chỉ, âm thanh, nét mặt thì có khả năng trẻ mắc hội chứng tự kỷ. Vì thông thường, các bé ở độ tuổi này hay bắt chước những người xung quanh hay tiếp xúc với bé.
– Chậm tập nói: trong giai đoạn gần 1 tuổi, bé bắt đầu bập bẹ nói những âm thanh, từ ngữ đơn giản, đơn lẻ. Nếu như bé nhà mình không có dấu hiệu tập nói thì có khả năng bé mắc hội chứng tự kỷ.
– Gọi nhưng không có phản ứng: các bé thường hướng theo về phía phát ra âm thanh, vì vậy nghe có tiếng người nói bé sẽ rất chú ý quan sát. Tuy nhiên trong độ tuổi này mà bé không có phản ứng gì thì bố mẹ cần hết sức lưu ý.
– Ánh mắt không linh hoạt: đây là một trong những dấu hiệu khá phổ biển của trẻ tự kỷ dưới 12 tháng. Bởi vì ánh mặt là một trong những cách thức tương tác với mọi người. Nếu như ánh mắt trẻ không linh hoạt như các đứa trẻ thông thường trong giai đoạn này thì dường như trẻ bị hạn chế trong quá trình giao tiếp với thế giới xung quanh.
– Không gây ra sự chú ý: nếu bé chỉ im lặng, không cười, không nói, không có phản ứng, không tạo ra bất cứ sự chú ý nào thì đó là một biểu hiện bất bình thường.
– Thiếu điệu bộ cử chỉ: khoảng 1 tuổi bé đã có thể vẫy tay, bò, dùng tay cầm nắm đồ chơi thậm chí là biết đi. Nhưng những trẻ mắc tự kỷ thường thiếu đi những điệu bộ, cử chỉ thông thường này.

Dấu hiệu trẻ tự kỷ nhẹ dưới 24 tháng
Càng lớn thì dấu hiện của hội chứng tự kỷ càng rõ ràng, bố mẹ có thể dễ dàng quan sát và nhận biết. Biểu hiện tự kỷ ở trẻ 2 tuổi cụ thể như sau:
– Trẻ sẽ không nói các câu dài có 2 từ trở lên mà chỉ nói câu ngắn 1 từ. Nếu ở mức độ tự kỷ nặng thậm chí trẻ không nói chuyện, không trả lời, không có bất cứ phản ứng gì.
– Không có sự tương tác với mọi người xung quanh, không nhìn lâu vào người đối diện nhưng lại có thể tập trung quan sát một món đồ chơi nào đó có động tác lặp đi lặp lại đơn điệu trong một khoảng thời gian dài, vài tiếng đồng hồ.
– Chỉ rập khuôn, lặp lại liên tục một vài cử chỉ, động tác nhất định. Thực hiện hành động một cách vô thức, không có mục đích cụ thể.
– Một số trẻ thì rất dễ nổi nóng, kích động, chống đội lại bố mẹ khi không hài lòng hoặc cảm thấy khó chịu.
– Không có nhu cầu chơi cùng anh chị em, bạn bè. Đặc biệt không thích người khác động chạm vào người, chỉ muốn ở một mình, tách biệt với mọi người ngay cả bố mẹ, người thân.
– Ở mức độ nặng hơn trẻ sẽ tự gây ra thương tích cho chính bản thân mình như đập đầu vào tường, cào tay lên mặt,… nếu người lớn làm trái ý của trẻ.
– Thiếu đi những cảm xúc tích cực, không cười nói, vui vẻ, chơi đùa, không cảm thấy thích thú, hào hứng bất kỳ món đồ chơi nào.
– Nhạy cảm với thức ăn, mùi vị, âm thanh, ánh sáng, hình ảnh.
Ngoài ra còn rất nhiều dấu hiệu trẻ tự kỷ dưới 24 tháng tùy theo từng trường hợp và mức độ nặng nhẹ cụ thể. Nếu như bố mẹ nhận thấy con em mình có những biểu hiện bất thường thì hãy đến bệnh viện, các trung tâm y tế để bác sĩ chuẩn đoán bệnh chính xác nhất.

Dấu hiệu tự kỷ nhẹ ở trẻ sơ sinh
Đa số mọi người thường có suy nghĩ rằng trẻ sơ sinh, mới đẻ còn rất nhỏ thì làm sao có thể mắc tự kỷ – một hội chứng rối loạn tâm lý. Nhưng trên thực tế, một trong những nguyên nhân gây ra bệnh tự kỷ ở trẻ có thể là do di truyền từ bố, mẹ hoặc trong quá trình mang thai người mẹ có mắc một vài bệnh lý. Vì vậy có rất nhiều bé mới chỉ có vài tháng tuổi đã có dấu hiệu bị tự kỷ. Tuy nhiên để nhận biết được bệnh tự kỷ trong giai đoạn này thực sự vô cùng khó khắn bởi trẻ còn quá nhỏ.
Dựa vào kinh nghiệm làm việc lâu năm mà các bác sĩ tâm lý đã khái quát và thống kê lại một số dấu hiệu tự kỷ ở trẻ sơ sinh phổ biến. Dựa vào đây bố mẹ có thể đánh giá được con mình có bị tự kỷ hay không.
– Chậm nói, ít cười, không biểu cảm gì trên khuôn mặt, không có sự giao tiếp bằng ánh mắt với mọi người, thiếu linh hoạt.
– Chậm vận động: các mốc phát triển vận động như lẫy, lăn, trườn, bò của bé chậm hơn bạn bè cùng chang lứa.
– Lặp đi lặp lại một số động tác nhất định.
Trước những ảnh hưởng “nặng nề” do hội chứng tự kỷ gây ra cho chính trẻ, bố mẹ và những người thường xuyên gần gũi với trẻ cần chủ động quan tâm hơn nữa đến con em mình. Đồng thời, tìm hiểu về những vấn đề xoay quanh hội chứng tự kỷ để dễ dàng nhận ra dấu hiệu trẻ tự kỷ. Nếu nắm rõ các biểu hiện này, chúng ta sẽ dễ dàng hơn cách tìm giải pháp để can thiệp sớm và giáo dục trẻ tự kỷ hòa nhập thành công.

Khóa học “dạy trẻ tự kỷ”
Khóa học “Can thiệp sớm, giáo dục hòa nhập với trẻ khuyết tật trí tuệ và trẻ tự kỷ” được tổ chức tại “Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương” áp dụng cho tất cả đối tượng có nhu cầu học hỏi, tìm hiểu và thực hành trong lĩnh vực này.
Những ai nên tham gia khóa học?
(1) Giáo viên mầm non tại các trường mầm non trong và ngoài công lập, có mong muốn tìm hiểu thêm và làm việc thực tiễn trong lĩnh vực Can thiệp sớm, giáo dục hòa nhập với trẻ khuyết tật trí tuệ và trẻ tự kỷ.
(2) Giáo viên dạy trẻ tự kỷ tại các trường học và trung tâm cam thiệp sớm trên toàn quốc.
(3) Sinh viên, học viên, người đang làm nhiệm vụ nghiên cứu giáo dục mầm non và giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật trí tuệ, trẻ tự kỷ.
(4) Các bậc phụ huynh có con em bị triệu chứng tự kỷ nhẹ, vừa và nặng cần biện pháp hỗ trợ can thiệp sớm để giáo dục trẻ hòa nhập với cuộc sống bình thường.
(5) Người có mong muốn tìm hiểu và thực hành trong lĩnh vực can thiệp sớm, giáo dục hòa nhập với trẻ khuyết tật trí tuệ và trẻ tự kỷ.
Nội dung dung chính của khóa học
Khóa học “Can thiệp sớm, giáo dục hòa nhập với trẻ khuyết tật trí tuệ và trẻ tự kỷ” được tổ chức tại Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương bao gồm 8 nội dung chính: (Học vào các ngày Thứ 7 và Chủ nhật hàng tuần)
Nội dung 1: Can thiệp sớm và giáo dục hòa nhập với trẻ khuyết tật trí tuệ và trẻ tự kỷ
Nội dung 2: Trẻ khuyết tật trí tuệ
Nội dung 3: Trẻ tự kỷ
Nội dung 4: Xây dựng kế hoạch giáo dục cá nhân cho trẻ Khuyết tật trí tuệ và trẻ tự kỷ
Nội dung 5: Phát triển nhận thức cho trẻ Khuyết tật trí tuệ và trẻ tự kỷ
Nội dung 6: Phát triển ngôn ngữ và giao tiếp cho trẻ Khuyết tật trí tuệ và trẻ tự kỷ
Nội dung 7: Quản lí hành vi của trẻ Khuyết tật trí tuệ và trẻ tự kỷ
Nội dung 8: Tổ chức các hoạt động giáo dục cho trẻ Khuyết tật trí tuệ và trẻ tự kỷ
Mỗi nội dung học có 35 tiết lý thuyết và 5 tiết thực hành. Thời gian học cả ngày Thứ 7 và Chủ nhật. Kết thúc khóa học có thi cuối khóa và cấp giấy chứng nhận hoàn thành. Người học có thể làm việc tại các trường mầm non và Trung tâm can thiệp sớm, giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật trí tuệ và trẻ tự kỷ trên toàn quốc.
Lưu ý:
Khóa học “Can thiệp sớm, giáo dục hòa nhập với trẻ khuyết tật trí tuệ và trẻ tự kỷ” diễn ra trong 3 tháng tương đương với 34 buổi học. Tất cả buổi học được bố trí vào 2 ngày cuối tuần Thứ 7 và Chủ nhật (2 ca/ngày).
Thời gian học linh động nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho học viên về mặt thời gian, mà không làm ảnh hưởng đến công việc và cuộc sống riêng của mỗi người.
Thông tin về khóa học
1. Địa điểm học: Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương, 387 Hoàng Quốc Việt, TP. Hà Nội
2. Khai giảng: 8h30 sáng ngày 12/12/2020
3. Thời gian học: Các ngày Thứ 7 và Chủ nhật hàng tuần.
4. Thời lượng học: 320 tiết (bắt đầu từ 12/12/2020)
5. Thi cuối khóa: 25/04/2021
6. Cấp chứng nhận hoàn thành khóa học: Sau 15-20 ngày tính từ ngày thi kết thúc khóa học.
7. Học phí: 3.000.0000đ/khóa học (Ba triệu đồng).
8. Giảng viên: Đội ngũ giảng viên của Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm thực tiễn > 10 năm trong lĩnh vực Can thiệp sớm, giáo dục hòa nhập với trẻ khuyết tật trí tuệ và trẻ tự kỷ.
100% giảng viên có bằng Tiến sĩ, Thạc sĩ, đã từng công tác tại các Trung tâm can thiệp sớm trong nước và Quốc tế. Nhiều giảng viên có thời gian dài học tập và làm việc ở nước ngoài, nghiên cứu chuyên sâu về trẻ khuyết tật trí tuệ và trẻ tự kỷ.
Liên hệ tư vấn:
Cô Nguyễn Hải Yến – Chuyên viên Phòng Quản lý đào tạo, Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương.
Số điện thoại: 0816 010 016
Zalo: 0816 010 016
Email: haiyen230889@gmail.com
Khóa học “Can thiệp sớm, giáo dục hòa nhập với trẻ khuyết tật trí tuệ và trẻ tự kỷ” được tổ chức tại Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương áp dụng cho tất cả đối tượng tham gia, không phân biệt trình độ và tuổi tác. Khóa học là cơ hội hữu ích để quý vị tiếp cận với phương pháp can thiệp sớm và giáo dục hòa nhập đối với trẻ khuyết tật và trẻ tự kỷ. Qua đó bổ sung kiến thức chuyên môn, rèn luyện năng lực thực tiễn, góp phần giúp trẻ “khuyết tật” hòa nhập thành công với cuộc sống bình thường.
>> Mọi thông tin chi tiết, xin vui lòng liên hệ với Cô Yến. Số điện thoại (Zalo): 0816 010 016.
> Xem thêm: