Chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non mới nhất

Chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non là quy định bắt buộc đối những người làm nghề giáo viên mầm non tại các cơ sở giáo dục trong và ngoài công lập (cụ thể ở đây là các trường mầm non).

Chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non đề rác tiêu chí cụ thể về phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống, kiến thức chuyên môn và kỹ năng thực hành sư phạm, có tính chất bắt buộc đối với những ai làm nghề giáo viên mầm non. Nói cách khác, giáo viên mầm non chỉ thực hiện tốt công việc của mình khi đáp ứng đầy đủ các tiêu chí của chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non hiện nay.

Chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non là gì?

Quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non được Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ký bán hành ngày 8 tháng 10 năm 2018 (ban hành kèm theo Thông tư số 26/2018/TT-BGDĐT ngày 8 tháng 10 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo).

Chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non là hệ thống các yêu cầu cơ bản về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, kiến thức và kỹ năng sư phạm mà giáo viên mầm non cần phải đạt được nhằm đáp ứng mục tiêu giáo dục mầm non. Chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non gồm 3 lĩnh vực, trong mỗi lĩnh vực có 5 yêu cầu:

Tiêu chí là nội dung cụ thể thuộc mỗi yêu cầu của Chuẩn, thể hiện một khía cạnh về năng lực nghề nghiệp của giáo viên mầm non.

– Lĩnh vực 1: Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống gồm: 5 yêu cầu, mỗi yêu cầu có 4 tiêu chí; tổng số có 20 tiêu chí trong lĩnh vực này.

– Lĩnh vực 2: Kiến thức gồm có 5 yêu cầu, mỗi yêu cầu có 4 tiêu chí; tổng số có 20 tiêu chí trong lĩnh vực này.

– Lĩnh vực 3: Kỹ năng sư phạm gồm có 5 yêu cầu, mỗi yêu cầu có 4 tiêu chí; tổng số có 20 tiêu chí trong lĩnh vực này.

Cấu trúc của Chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non có 3 lĩnh vực, 15 yêu cầu và 60 tiêu chí. Cấu trúc được thể hiện qua sơ đồ sau:

Các yêu cầu của Chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non là:

Giáo viên mầm non có phẩm chất đạo đức, trình độ chuyên môn và kỹ năng sư phạm

Yêu cầu đối với chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non

1. Các yêu cầu thuộc lĩnh vực phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống

a) Nhận thức tư tưởng chính trị, thực hiện trách nhiệm của một công dân, một nhà giáo đối với nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Bao gồm các tiêu chí sau:

– Tham gia học tập, nghiên cứu các Nghị quyết của Đảng, chủ trương chính sách của Nhà nước.

– Yêu nghề, tận tụy với nghề, sẵn sàng khắc phục khó khăn hoàn thành nhiệm vụ.

– Giáo dục trẻ yêu thương, lễ phép với ông bà, cha mẹ, người lớn tuổi, thân thiện với bạn bè và biết yêu quê hương.

– Tham gia các hoạt động xây dựng bảo vệ quê hương, đất nước, góp phần phát triển đời sống kinh tế, văn hóa cộng đồng.

b) Chấp hành pháp luật, chính sách của Nhà nước. Bao gồm các tiêu chí sau:

– Chấp hành các quy định của pháp luật, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước.

– Thực hiện các quy định của địa phương.

– Giáo dục trẻ thực hiện các quy định ở trường, lớp, nơi công cộng.

– Vận động gia đình và mọi người xung quanh chấp hành các chủ trương chính sách, pháp luật Nhà nước, các quy định của địa phương.

c) Chấp hành các quy định của ngành, quy định của nhà trường, kỷ luật lao động. Bao gồm các tiêu chí sau:

– Chấp hành quy định của ngành, quy định của nhà trường.

– Tham gia đóng góp xây dựng và thực hiện nội quy hoạt động của nhà trường.

– Thực hiện các nhiệm vụ được phân công.

– Chấp hành kỷ luật lao động, chịu trách nhiệm về chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ ở nhóm lớp được phân công.

d) Có đạo đức, nhân cách và lối sống lành mạnh, trong sáng của nhà giáo; có ý thức phấn đấu và vươn lên trong nghề nghiệp. Bao gồm các tiêu chí sau:

– Sống trung thực, lành mạnh, giản dị gương mẫu, được đồng nghiệp, nhân dân tín nhiệm và trẻ yêu quý.

– Tự học, phấn đấu nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, khỏe mạnh và thường xuyên rèn luyện sức khỏe.

– Không có biểu hiện tiêu cực trong cuộc sống, trong chăm sóc, giáo dục trẻ.

– Không vi phạm các quy định về hành vi nhà giáo không được làm.

e) Trung thực trong công tác, đoàn kết trong quan hệ với đồng nghiệp; tận tình phục vụ nhân dân và trẻ. Bao gồm các tiêu chí sau:

– Trung thực trong báo cáo kết quả chăm sóc, giáo dục trẻ và trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được phân công.

– Đoàn kết với mọi thành viên trong trường; có tinh thần hợp tác với đồng nghiệp trong các hoạt động chuyên môn nghiệp vụ.

– Có thái độ đúng mực và đáp ứng nguyện vọng chính đáng của cha mẹ trẻ em.

– Chăm sóc, giáo dục trẻ bằng tình yêu thương, sự công bằng và trách nhiệm của một nhà giáo.

Cô giáo mầm non là người có phẩm chất đạo đức, lối sống tốt đẹp

2. Các yêu cầu thuộc về lĩnh vực kiến thức

a) Kiến thức cơ bản về giáo dục mầm non. Bao gồm các tiêu chí sau:

– Hiểu biết cơ bản về đặc điểm tâm lý, sinh lý trẻ lứa tuổi mầm non.

– Có kiến thức về giáo dục mầm non bao gồm giáo dục hòa nhập trẻ tàn tật, khuyết tật.

– Hiểu biết mục tiêu, nội dung chương trình giáo dục mầm non.

– Có kiến thức về đánh giá sự phát triển của trẻ.

b) Kiến thức về chăm sóc sức khỏe trẻ lứa tuổi mầm non. Bao gồm các tiêu chí sau:

– Hiểu biết về an toàn, phòng tránh và xử lý ban đầu các tai nạn thường gặp ở trẻ.

– Có kiến thức về vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, và giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ.

– Hiểu biết về dinh dưỡng, an toàn thực phẩm và giáo dục dinh dưỡng cho trẻ.

– Có kiến thức về một số bệnh thường gặp ở trẻ, cách phòng bệnh và xử lý ban đầu.

c) Kiến thức cơ sở chuyên ngành. Bao gồm các tiêu chí sau:

– Kiến thức về phát triển thể chất.

– Kiến thức về hoạt động vui chơi.

– Kiến thức về tạo hình, âm nhạc và văn học.

– Có kiến thức về môi trường tự nhiên, môi trường xã hội và phát triển ngôn ngữ.

d) Kiến thức về phương pháp giáo dục trẻ lứa tuổi mầm non. Bao gồm các tiêu chí sau:

– Có kiến thức về phương pháp phát triển thể chất cho trẻ.

– Có kiến thức về phương pháp phát triển tình cảm xã hội và thẩm mỹ cho trẻ.

– Có kiến thức về phương pháp tổ chức các hoạt động cho trẻ.

– Có kiến thức về phương pháp phát triển nhận thức và ngôn ngữ của trẻ.

e) Kiến thức phổ thông về chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội liên quan đến giáo dục mầm non. Bao gồm các tiêu chí sau:

– Có kiến thức về chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội và giáo dục của địa phương nơi giáo viên công tác.

– Có kiến thức về giáo dục bảo vệ môi trường, giáo dục an toàn giao thông, phòng chống một số tệ nạn xã hội.

– Có kiến thức về phổ thông tin học, ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc nơi giáo viên công tác.

– Có kiến thức về sử dụng một số phương tiện nghe nhìn trong giáo dục.

Giáo viên mầm non có trình độ chuyên môn và năng lực làm việc

3. Các yêu cầu thuộc lĩnh vực kỹ năng sư phạm

a) Lập kế hoạch chăm sóc, giáo dục trẻ. Bao gồm các tiêu chí sau:

– Lập kế hoạch chăm sóc, giáo dục trẻ theo năm học thể hiện mục tiêu và nội dung chăm sóc, giáo dục trẻ của lớp mình phụ trách;

– Lập kế hoạch chăm sóc, giáo dục trẻ theo tháng, tuần.

– Lập kế hoạch hoạt động một ngày theo hướng tích hợp, phát huy tính tích cực của trẻ.

– Lập kế hoạch phối hợp với cha mẹ của trẻ để thực hiện mục tiêu chăm sóc, giáo dục trẻ.

b) Kỹ năng tổ chức thực hiện các hoạt động chăm sóc giáo dục cho trẻ. Bao gồm các tiêu chí sau:

– Biết tổ chức môi trường nhóm, lớp đảm bảo vệ sinh và an toàn cho trẻ.

– Biết tổ chức giấc ngủ, bữa ăn đảm bảo vệ sinh, an toàn cho trẻ.

– Biết hướng dẫn trẻ rèn luyện một số kỹ năng tự phục vụ.

– Biết phòng tránh và xử trí ban đầu một số bệnh, tai nạn thường gặp đối với trẻ.

c) Kỹ năng tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ. Bao gồm các tiêu chí sau:

– Biết tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ theo hướng tích hợp, phát huy tích cực, sáng tạo của trẻ.

– Biết tổ chức môi trường giáo dục phù hợp với điều kiện của nhóm, lớp.

– Biết sử dụng hiệu quả đồ dùng, đồ chơi (kể cả đồ dùng đồ chơi tự làm) và các nguyên vật liệu vào việc tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ.

– Biết quan sát, đánh giá trẻ và có phương pháp chăm sóc, giáo dục trẻ phù hợp.

d) Kỹ năng quản lý lớp học. Bao gồm các tiêu chí sau:

– Đảm bảo an toàn cho trẻ.

– Xây dựng và thực hiện kế hoạch quản lý nhóm, lớp gắn với kế hoạch hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ.

– Quản lý và sử dụng có hiệu quả hồ sơ, sổ sách cá nhân, nhóm, lớp.

– Sắp xếp, bảo quản đồ dùng, đồ chơi, sản phẩm của trẻ phù hợp với mục đích chăm sóc, giáo dục trẻ.

e) Kỹ năng giao tiếp, ứng xử với trẻ, đồng nghiệp, phụ huynh và cộng đồng. Bao gồm các tiêu chí sau:

– Có kỹ năng giao tiếp, ứng xử với trẻ một cách gần gũi, tình cảm.

– Có kỹ năng giao tiếp, ứng xử với đồng nghiệp một cách chân tình, cởi mở, thẳng thắn.

– Gần gũi, tôn trọng và hợp tác trong giao tiếp, ứng xử với cha mẹ trẻ.

– Giao tiếp, ứng xử với cộng động trên tinh thần hợp tác, chia sẻ.

Giáo viên mầm non yêu thương và chăm sóc trẻ tận tình

Trên đây là nội dung mới nhất về chuẩn nghề nghiệp giáo viên hiện nay. Cán bộ quản lý trường mầm non, tổ trưởng chuyên môn, cũng như các giáo viên mầm non cần lưu ý những yêu cầu bắt buộc đối với ngành nghề này, không ngừng rèn luyện phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, học tập để trau dồi kiến thức chuyên môn, nỗ lực nâng cao kỹ năng thực hành, nhằm hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chăm sóc và giáo dục trẻ mầm non.

Chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non được chia sẻ tại Blog Nuôi dạy trẻ. Quý vị có thể truy cập website: https://nuoidaytre.com.vn để tham khảo thông tin hữu ích.

Nguồn tham khảo: Giáo trình “Nghề giáo viên mầm non” của Hồ Lam Hồng

Xem thêm:

  • Bài thơ Bài Hát Ru Em – Nguyễn Khuyến
  • Phân tích tự tình 3 của Hồ Xuân Hương – Văn mẫu hay nhất
  • Dạy trẻ thông minh sớm như thế nào. Cách dạy trẻ thông minh sớm đơn giản, hiệu quả
  • Bài thơ Máu Cờ – Hồ Dzếnh (Hà Triệu Anh)
  • Chùm Thơ Tình Ngắn Viết Về Nỗi Nhớ Mong Đơn Phương Hiu Quạnh

    – Thơ Buồn Tình Yêu

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *