Câu hỏi thường gặp khi Tuyển sinh Ngành Giáo dục mầm non tại trường Cao Đẳng Sư Phạm Trung Ương Hà Nội
Giải đáp thắc mắc Tuyển sinh Cao đẳng về Ngành Giáo dục mầm non – Năm 2021
Bạn muốn trở thành Giáo viên mầm non trong tương lai? Muốn học tập tại ngôi trường giàu truyền thống giáo dục như Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương? Muốn lựa chọn chương trình đào tạo phù hợp, thời gian học ngắn, miễn giảm học phí 100%? Để thực hiện tất cả những điều này, việc đầu tiên bạn cần làm là vượt qua “đợt xét tuyển” quan trọng, đỗ vào Trường với tư cách là tân sinh viên ngành Giáo dục mầm non.

Trong quá trình đăng ký xét tuyển, chắc hẳn các bạn học sinh không tránh khỏi tâm lý hoang mang, và “muốn hỏi” rất nhiều vấn đề liên quan đến cách thức xét tuyển ngành Giáo dục mầm non. Dưới đây là những câu hỏi thường gặp nhất trong mùa Tuyển sinh 2021, trực tiếp ảnh hưởng đến vấn đề thi cử cũng như đăng ký xét tuyển của học sinh.
Câu hỏi 1: Có mấy hình thức xét tuyển ngành Giáo dục mầm non?
Có 2 hình thức xét tuyển ngành Giáo dục mầm non đó là:
Bạn đang xem: Câu hỏi thường gặp khi Tuyển sinh Ngành Giáo dục mầm non tại trường Cao Đẳng Sư Phạm Trung Ương Hà Nội
1) Xét điểm thi THPT Quốc Gia
2) Xét điểm học bạ THPT
Thí sinh có thể đăng ký xét tuyển 1 trong 2 hình thức ở trên. Nếu hình thức (1) không đạt, thì có thể tiếp tục xét tuyển hình thức (2). Hoặc ngược lại.
Ví dụ 1: Thí sinh Nguyễn Thị A, đang học lớp 12, đăng ký xét tuyển ngành Giáo dục mầm non theo hình thức 1 (tức là: xét điểm thi THPT Quốc Gia). Sau khi biết điểm, Thí sinh A không “đỗ” do điểm thi THPT Quốc gia (hoặc điểm thi năng khiếu) không được cao. Thí sinh A có thể tiếp tục đăng ký xét tuyển bằng học bạ THPT.
Ví dụ 2: Thí sinh Nguyễn Thị B, đã tốt nghiệp THPT cách đây nhiều năm, đăng ký xét tuyển ngành Giáo dục mầm non theo hình thức 2 (tức là: xét điểm học bạ THPT). Sau khi rà soát hồ sơ, Thí sinh B không đủ tiêu chuẩn xét học bạ. Để có thể xét tuyển ngành Giáo dục mầm non, Thí sinh B sẽ đăng ký thi lại THPT Quốc gia tại Sở giáo dục của tỉnh. Sau đó dùng kết quả thi lại THPT Quốc gia này để xét tuyển ngành Giáo dục mầm non.
=> Để biết bản thân có đủ tiêu chí xét tuyển ngành Giáo dục mầm non hay không, thí sinh nên gặp Tư vấn viên của Trường (hoặc đội ngũ phụ trách Tuyển sinh) để được tư vấn chính xác nhất. Tránh trường hợp lựa chọn sai hoặc không “thực sự” hiểu rõ phương thức tuyển sinh.
Câu hỏi 2: Tiêu chí xét tuyển ngành Giáo dục mầm non là gì?
Có 2 hình thức xét tuyển ngành Giáo dục mầm non:
1) Xét điểm thi THPT Quốc gia
2) Xét điểm học bạ THPT
Mỗi hình thức xét tuyển trên sẽ có những tiêu chí trên, yêu cầu thí sinh phải đáp ứng đầy đủ.
1) Nếu thí sinh lựa chọn phương thức xét tuyển theo điểm thi THPT Quốc gia, thì cần các tiêu chí sau:
– Thi năng khiếu 2 môn: Hát và Đọc kể diễn cảm
– Dự kỳ thi THPT Quốc gia theo đúng quy định và đạt điểm “Đỗ”.
– Điểm Toán (hoặc Văn) + Điểm năng khiếu 1 + Điểm năng khiếu 2 >= 16.5 điểm
Trong đó: Điểm Toán (hoặc Văn) phải đạt ngưỡng quy định của Bộ Giáo dục & Đào tạo áp dụng cho ngành Giáo dục mầm non.
Nghĩa là: Toán (hoặc Văn) + Điểm ưu tiên/3 >= 5.50
Như vậy, thí sinh muốn đỗ vào ngành Giáo dục mầm non theo phương thức xét điểm thi THPT Quốc Gia cần đạt 2 tiêu chí quan trọng:
Điểm Toán (hoặc Văn) + Điểm năng khiếu 1 + Điểm năng khiếu 2 >= 16.5 điểm
Trong đó: Toán (hoặc Văn) + Điểm ưu tiên/3 >= 5.50
Lưu ý: Ngưỡng điểm trên chỉ là dự kiến. Tùy theo tình hình thực tế, mà Bộ Giáo dục & Đạo tạo (hoặc Nhà trường) có thể điều chỉnh ngưỡng điểm chuẩn.
2) Nếu thí sinh lựa chọn phương thức xét tuyển theo điểm học bạ THPT, thì cần các tiêu chí sau:
– Thi năng khiếu 2 môn: Hát và Đọc kể diễn cảm
– Thỏa mãn 1 trong 2 điều kiện sau:
+ Học lực cả năm lớp 12 đạt từ “Khá” trở lên.
+ Điểm xét tuyển tốt nghiệp >= 6.5
– Điểm phẩy Toán (hoặc Văn) của kỳ 1 năm lớp 12 + Điểm năng khiếu 1 + Điểm năng khiếu 2 >= 19,5 điểm. (Đây chỉ là ngưỡng điểm dự kiến, có thể điều chỉnh tùy theo tình hình thực tế).
Câu hỏi 3: Hướng dẫn thi năng khiếu ngành Giáo dục Mầm non
Thi năng khiếu ngành Giáo dục mầm non gồm có 2 môn là: Đọc kể diễn cảm và Hát. Trong đó:
Năng khiếu 1 [NK1: Đọc, kể diễn cảm]: Thí sinh tập đọc kể diễn cảm các câu chuyện dành cho trẻ Mầm non. Hôm thi chính thức, mỗi thí sinh sẽ bốc thăm nội dung của mình (thông thường là 1 câu chuyện bất kỳ, có nội dung ngắn, dễ hiểu và dễ ghi nhớ). Thí sinh sẽ đọc, kể diễn cảm lại nội dung đó cho Giám khảo chấm điểm.
Năng khiếu 2 [NK2: Hát]: Thí sinh chuẩn bị 1 bài hát chủ đề về quê hương, đất nước, nhạc trẻ, dân ca… Không hát bài dành cho trẻ mầm non hoặc bài hát tự sáng tác. Không hát Tiếng Anh, Không hát Tiếng dân tộc. Hôm đi thi nên hát ca khúc đã tập luyện trước đó. Khuyến khích mặc áo dài hoặc trang phục phù hợp với nội dung bài hát
Lưu ý: Thi năng khiếu là để đánh giá cơ bản năng lực của thí sinh, xem có phù hợp làm Giáo viên mầm non hay không; chứ không tuyển năng khiếu như các ngành nghệ thuật khác. Nên thí sinh cứ tự tin đi thi, không cần tạo quá nhiều áp lực.
Câu hỏi 4: Các đợt thi năng khiếu của Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương
Năm 2021, Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương dự kiến tổ chức 3 đợt thi năng khiếu:
– Đợt 1: Ngày 15, 16 Tháng 5 năm 2021
– Đợt 2: Ngày 10, 11 Tháng 7 năm 2021
– Đợt 3: Ngày 21, 22 Tháng 8 năm 2021
Lưu ý:
+ Thí sinh có thể đăng ký thi năng khiếu nhiều đợt. Ví dụ: Thí sinh A đã thi năng khiếu đợt 1. Do điểm năng khiếu thấp, có thể đăng ký thi lại ở đợt 2 hoặc đợt 3.
+ Điểm thi năng khiếu được áp dụng cho 2 cả hình thức xét tuyển là: xét điểm thi THPT Quốc Gia và xét điểm Học bạ THPT.
+ Lệ phí thi năng khiếu: 300.000đ/1 thí sinh/1 đợt thi
Câu hỏi 5: Quy trình nộp hồ sơ xét tuyển ngành Giáo dục mầm non
Bước 1: Đăng ký thi năng khiếu. Có thể đăng ký online, chuyển phát nhanh giấy tờ, hoặc đến tận Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương để đăng ký.
Bước 2: Thi năng khiếu chính thức. Chờ biết điểm.
Bước 3: Sau khi biết điểm thi năng khiếu, thì hoàn thiện hồ sơ xét tuyển.
(1) Đối với hình thúc xét tuyển theo điểm thi THPT Quốc gia, thí sinh cần nộp những giấy tờ sau:
– Phiếu đăng ký xét tuyển (theo mẫu của Trường)
– Giấy chứng nhận kết quả thi THPT Quốc Gia
– Giấy chứng nhận tốt nghiệp hoặc Bằng tốt nghiệp THPT (Bản photo công chứng)
– Bản photo chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước.
(1) Đối với hình thức xét tuyển theo điểm Học bạ THPT, thí sinh cần nộp những giấy tờ sau:
– Phiếu đăng ký xét tuyển (theo mẫu của Trường)
– Học bạ THPT bản photo công chứng
– Giấy chứng nhận tốt nghiệp hoặc Bằng tốt nghiệp THPT (Bản photo công chứng)
– Bản photo chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước.
Chia sẻ: Cô Nguyễn Hải Yến – Phòng Đào Tạo – Trường CDDSPTWW HN
Đăng lên blog: nuoiday.com.vn