Cân nặng thai nhi theo tuần. Bảng cân nặng thai nhi của Tổ chức y tế thế giới
Cân nặng theo nhi theo tuần luôn là vấn đề khiến cho các mẹ tò mò nhất. Để biết con mình phát triển đến đâu, cha mẹ nên căn cứ vào bảng cân nặng thai nhi tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế thế giới.
Bảng cân nặng thai nhi của Tổ chức Y tế thế giới chỉ rõ mốc phát triển thể chất của thai nhi trong các tuần khác nhau, chủ yếu thể hiện qua 2 thông số cân nặng và chiều cao của bé. Nếu em bé đạt số cân nặng chuẩn thai nhi theo tuần (tháng), thì mẹ có thể yên tâm về sự phát triển bình thường của con.
Có thể mẹ cũng quan tâm :
Bạn đang xem: Cân nặng thai nhi theo tuần. Bảng cân nặng thai nhi của Tổ chức y tế thế giới
- Mẹ bầu ăn gì để con tăng cân nhanh, khỏe mạnh?
- Bà bầu ăn gì để con thông minh từ trong bụng mẹ? Các loại thực phẩm giúp con thông minh, khỏe mạnh
- 4 dấu hiệu chuyển dạ sớm nhất ở mẹ bầu. Dấu hiệu sắp sinh chính xác nhất – mẹ bầu không được bỏ qua
- Chăm sóc mẹ bầu đúng cách để con thông minh, khỏe mạnh
- Mẹ bầu bị ho – Nguyên nhân và cách điều trị
Trong trường hợp, em bé của mẹ không đạt mức quy định như trong bảng cân nặng thai nhi theo tuần, thì mẹ cũng không nên lo lắng. Chỉ cần điều chỉnh chế độ dinh dưỡng, bổ sung các dưỡng chất quan trọng giúp tăng trưởng chiều cao và cân nặng, em bé sẽ chào đời khỏe mạnh, an toàn và có được thể trạng lý tưởng (cân đối giữa chiều cao – cân nặng).

Bảng cân nặng thai nhi theo tuần mới nhất của Tổ chức y tế thế giới
Bảng cân nặng thai nhi theo tuần đưa ra 2 thông số cơ bản nhất về sự phát triển của trẻ trong bụng mẹ, đó là cân nặng và chiều cao. Cha mẹ có thể căn cứ vào tiêu chí này để nhận biết bé yêu của mình tăng trưởng như thế nào. Trên thực tế không phải tất cả em bé đều có chung mức cân nặng và chiều dài quy định. Tùy thể hiện tại của người mẹ, khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng của thai nhi, mà em bé trong bụng có thể nặng hơn, nhẹ hơn (hoặc cao hơn, thấp hơn) so với bảng cân nặng thai nhi theo tuần.
Cân nặng chuẩn thai nhi được mô phỏng từ tuần thứ 8 cho đến hết tuần thứ 42 của thai kỳ. 90% thai nhi trong bụng mẹ đạt ngưỡng tiêu chuẩn này, loại trừ trường hợp trẻ mắc bệnh bẩm sinh, suy dinh dưỡng bào thai, mẹ bầu đang trong giai đoạn điều trị bằng thuốc. Ước tính cân nặng thai nhi theo tuần như sau:
– Tuần thai thứ 8: cân nặng ≈ 1gam, chiều cao ≈ 1.6cm
– Tuần thai thứ 9: cân nặng ≈ 2gam, chiều cao ≈ 2.3cm
– Tuần thai thứ 10: cân nặng ≈ 4gam, chiều cao ≈ 3.1cm
– Tuần thai thứ 11: cân nặng ≈ 7gam, chiều cao ≈ 4.1cm
– Tuần thai thứ 12: cân nặng ≈ 14gam, chiều cao ≈ 5.4cm
– Tuần thai thứ 13: cân nặng ≈ 23gam, chiều cao ≈ 7.4cm
– Tuần thai thứ 14: cân nặng ≈ 43gam, chiều cao ≈ 8.7cm
– Tuần thai thứ 15: cân nặng ≈ 70gam, chiều cao ≈ 10.1cm
– Tuần thai thứ 16: cân nặng ≈ 100gam, chiều cao ≈ 11.6cm
– Tuần thai thứ 17: cân nặng ≈ 140gam, chiều cao ≈ 13cm
– Tuần thai thứ 18: cân nặng ≈ 190gam, chiều cao ≈ 14.2cm
– Tuần thai thứ 19: cân nặng ≈ 240gam, chiều cao ≈ 15.3cm
– Tuần thai thứ 20: cân nặng ≈ 330gam, chiều cao ≈ 16.4cm
– Tuần thai thứ 21: cân nặng ≈ 360gam, chiều cao ≈ 25.6cm
– Tuần thai thứ 22: cân nặng ≈ 430gam, chiều cao ≈ 27.8cm
– Tuần thai thứ 23: cân nặng ≈ 501gam, chiều cao ≈ 28.9cm
– Tuần thai thứ 24: cân nặng ≈ 600gam, chiều cao ≈ 30cm
– Tuần thai thứ 25: cân nặng ≈ 660gam, chiều cao ≈ 34.6cm
– Tuần thai thứ 26: cân nặng ≈ 760gam, chiều cao ≈ 35.6cm
– Tuần thai thứ 27: cân nặng ≈ 875gam, chiều cao ≈ 36.6cm
– Tuần thai thứ 28: cân nặng ≈ 1005 gam, chiều cao ≈ 37.6cm
– Tuần thai thứ 29: cân nặng ≈ 1153gam, chiều cao ≈ 38.6cm
– Tuần thai thứ 30: cân nặng ≈ 1319gam, chiều cao ≈ 39.9cm
– Tuần thai thứ 31: cân nặng ≈ 1502gam, chiều cao ≈ 41.1cm
– Tuần thai thứ 32: cân nặng ≈ 1702gam, chiều cao ≈ 42.4cm
– Tuần thai thứ 33: cân nặng ≈ 1918gam, chiều cao ≈ 43.7cm
– Tuần thai thứ 34: cân nặng ≈ 2146 gam, chiều cao ≈ 45cm
– Tuần thai thứ 35: cân nặng ≈ 2383 gam, chiều cao ≈ 46.2cm
– Tuần thai thứ 36: cân nặng ≈ 2622 gam, chiều cao ≈ 47.4cm
– Tuần thai thứ 37: cân nặng ≈ 2859 gam, chiều cao ≈ 48.6cm
– Tuần thai thứ 38: cân nặng ≈ 3083 gam, chiều cao ≈ 49.8cm
– Tuần thai thứ 39: cân nặng ≈ 3288 gam, chiều cao ≈ 50.7cm
– Tuần thai thứ 40: cân nặng ≈ 3462 gam, chiều cao ≈ 51.2cm
– Tuần thai thứ 41: cân nặng ≈ 3600 gam, chiều cao ≈ 51.5cm
– Tuần thai thứ 42: cân nặng ≈ 3700 gam, chiều cao ≈ 51.7cm
Có 2 trường hợp xảy ra đối với thai nhi: Một là em bé nhẹ hơn cân nặng tiêu chuẩn, Hai là thừa cân quá mức so với bảng cân nặng thai nhi theo tuần. Trên thực tế, trẻ có thể nặng hơn (nhẹ hơn) từ 200-300 gam so với tiêu chuẩn trên. Nếu cân nặng và chiều cao của thai nhi vẫn nằm trong ngưỡng quy định (± 200-300 gam, ± 2cm), thì mẹ không cần quá lo lắng về tình trạng của con. Chỉ cần các chỉ số phát triển khác của bé diễn ra bình thường là mẹ có thể hoàn toàn yên tâm.

Làm gì khi cân nặng của thai nhi nhẹ hơn (hoặc nặng hơn) tiêu chuẩn
Cân nặng thai nhi theo tuần tuổi luôn khiến mẹ hứng khởi cũng như lo lắng. Tâm lý chung của các mẹ bầu là mong muốn con yêu phát triển khỏe mạnh, thông minh và có phần bụ bẫm. 80% phụ nữ mang thai vẫn đặt nặng vấn đề cân nặng của thai nhi, mặc dù đây không phải là yếu tố đánh giá toàn bộ sự phát triển của bé. Chuẩn cân nặng của thai nhi giúp mẹ hình dung bé đã lớn đến nhường nào, có hấp thụ tốt các chất dinh dưỡng từ mẹ không? Nếu bé nặng hoặc nhẹ hơn so với mức bình thường, mẹ nên hỏi ý kiến bác sĩ để biết chính xác tình trạng của con.
Trong suốt 9 tháng thai kỳ, bất kỳ người mẹ não cũng háo hức nhìn thấy diện mạo của bé. Hình ảnh siêu âm mang đến cho mẹ những thông tin nhất định về bé như: chiều cao, cân nặng, vòng đầu, các cơ quan bộ phận, dị tật bẩm sinh (nếu có). Câu hỏi thường trực của các mẹ chủ yếu vẫn là cân nặng thai nhi theo tuần, chẳng hạn như: thai nhi 28 tuần nặng bao nhiêu, thai nhi 23 tuần nặng bao nhiêu gam, thai 16 tuần nặng bao nhiêu,… Cân nặng tiêu chuẩn của thai nhi được nêu rõ trong bảng trên (Bảng cân nặng thai nhi theo tuần tuổi của Tổ chức y tế Thế giới). Nếu em bé thấp hơn (hoặc vượt ngưỡng) cân nặng tiêu chuẩn của thai nhi, mẹ có thể thực hiện các giải pháp chăm sóc sức khỏe như sau:
Tăng cường bổ sung chất dinh dưỡng để thai nhi tăng cân khỏe mạnh
Có nhiều lý do dẫn đến việc thai nhi không đạt cân nặng tiêu chuẩn theo tuần tuổi, ví dụ như: mẹ bầu ốm nghén không ăn uống được gì, khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng của thai nhi kém, mẹ mắc bệnh đang điều trị bằng thuốc, chế độ ăn uống của mẹ bầu không cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho thai nhi, mẹ bầu sinh hoat – vận động không hợp lý (hoặc lối sống thiếu lành mạnh, an toàn).
Trong trường hợp thai nhi nhẹ cân so với tiêu chuẩn, mẹ bầu nên điều chỉnh chế độ ăn uống giúp con tăng cân, khỏe mạnh, phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn trí tuệ. Thai nhi nhẹ cân có nguy cơ suy dinh dưỡng, sức đề kháng kém, dễ mắc bệnh truyền nhiễm, sinh non thiếu tháng,… Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của trẻ sau này. Mẹ bầu cần thiết có thực đơn ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, bao gồm các loại vitamin, muối khoáng, sắt, kẽm, canxi, chất đạm, chất béo, omega-3, omega-6,… Việc bổ sung dưỡng chất cho thai nhi trong các giai đoạn khác nhau được thực hiện theo tỷ lệ nhất định, phòng tránh các hiện tượng thiếu hụt, dư thừa hoặc mất cân bằng chất dinh dưỡng cho thai nhi.
Thực phẩm giúp thai nhi tăng cân nhanh, khỏe mạnh phải kể đến như: thịt bò, cá hồi, cá chép, tôm, cua đồng, trứng gà, bí đỏ, các loại đậu (đậu đỏ, đậu đen, đậu xanh, đậu đũa, đậu cove,…), mía, nước dừa, quả bơ, nước cam, các loại hạt (hạt macca, hạnh nhân, hạt dẻ, hạt sen, đậu phộng,…), sữa tươi, sữa công thức dành cho bà bầu, các sản phẩm làm từ sữa. Phụ nữ mang thai thường nhầm lẫn giữa việc bổ sung chất dinh dưỡng với tăng cân khỏe mạnh cho thai nhi. Cứ không phải ăn nhiều thực phẩm giàu chất dinh dưỡng mà tốt cho sức khỏe mẹ bầu và em bé. Chế độ dinh dưỡng thai kỳ được thực hiện theo tỷ lệ nhất định, có sự phân chia rõ ràng giữa các giai đoạn mang thai. Cụ thể như sau:
(1) Trước thời kỳ mang thai, phụ nữ cần 2.050Kcal, 320-360g Glucid, 60g Protit, 46057g Lipid, 26.1mg Sắt, 400µg Acid folic/ngày.
(2) Trong 3 tháng đầu thai kỳ, trọng lượng của thai nhi ≈ 100gam, mẹ bầu tăng trung bình 1kg, nhu cầu dinh dưỡng cần thiết là: 2.100Kcl, 327-370g Glucid, 61g Protit, 47.5-58.5g Lipid, 41.1mg Sắt, 600µg Acid folic/ngày.
(3) Trong 3 tháng giữa thai kỳ, trọng lượng của thai nhi ≈ 1kg, mẹ bầu tăng trung bình 4-5kg, nhu cầu dinh dưỡng cần thiết là: 2.300Kcl, 355-400g Glucid, 70g Protit, 53.5-64.5g Lipid, 41.1mg Sắt, 600µg Acid folic/ngày.
(4) Trong 3 tháng cuối thai kỳ, trọng lượng của thai nhi ≈ 3kg, mẹ bầu tăng trung bình 5-6kg, nhu cầu dinh dưỡng cần thiết là: 2.500Kcl, 385-430g Glucid, 91g Protit, 61-72g Lipid, 41.1mg Sắt, 600µg Acid folic/ngày.
Như vậy, trong suốt 9 tháng thai kỳ phụ nữ mang thai tăng từ 9-12kg, em bé chào đời đủ tháng có cân nặng trung bình từ 3-3.5kg. Mẹ bầu nên bổ sung chất dinh dưỡng theo tiêu chuẩn trên, chú ý liều lượng quy định giữa các tháng của thai kỳ. Trong 3 tháng đầu thai kỳ, mẹ bầu có thể đối diện với nguy cơ ốm nghén, buồn nôn, cơ thể mệt mỏi, không muốn ăn uống gì. Nếu vậy, mẹ bầu có thể uống sữa công thức dành cho bà bầu để bù đắp phần nào hàm lượng dinh dưỡng thiếu hụt, tăng cường sử dụng sản phẩm làm từ sữa như sữa chua, váng sữa, có tác dụng cải thiện hiệu tiêu hóa – tăng cường khả năng hấp thụ thức ăn cho cơ thể.
Trong một số trường hợp nhất định, nếu thai nhi có trọng lượng quá nhẹ so với cân nặng tiêu chuẩn theo tuần tuổi, mẹ bầu có thể uống thuốc bổ hoặc kết hợp sử dụng thực phẩm chức năng giúp trẻ tăng cân, phát triển khỏe mạnh, đề phòng biểu hiện sinh non nhẹ cân, trẻ suy dinh dưỡng từ trong bào thai, có sức đề kháng kém dễ bị ốm vặt sau này.

Làm gì khi cân nặng thai nhi vượt quá tiêu chuẩn
Trong trường hợp, cân nặng thai nhi theo tuần tuổi vượt quá ngưỡng quy định, mẹ bầu cần thăm khám bác sĩ chuyên khoa để có kết luận chính xác. Thai nhi tăng cân nhanh chóng (có dấu hiệu không bình thường) có thể là hệ lụy của chứng bệnh tiểu đường thai kỳ hoặc thừa dưỡng chất nào đó trong cơ thể mà mẹ bầu không hay biết. Không chỉ có thai nhi nhẹ cân mới nguy hiểm, cân nặng thai nhi theo tuần tuổi nếu vượt quá ngưỡng quy định cũng gây ra những hệ lụy nhất định, chẳng hạn như: mẹ khó khăn trong việc sinh thường, phải nhờ đến công nghệ sinh mổ, em bé mắc bệnh tiểu đường bẩm sinh, trẻ phát triển hạn chế về mặt trí tuệ.
Đối với thai nhi tăng cân bất thường, mẹ bầu nên thực hiện theo hướng dẫn của bác sĩ, chủ yếu là hạn chế ăn nhiều đồ ngọt, thức ăn chiên rán, có nhiều chất béo, ưu tiên các loại rau xanh, trái cây tươi mới, uống sữa tươi không đường (hoặc sữa tươi tách béo), vận động nhẹ nhàng, nghỉ ngơi hợp lý, áp dụng các bài tập dành riêng cho bà bầu, khám thai định kỳ để theo dõi sự phát triển của thai nhi.
Nhiều người sợ con tăng cân quá mức, nên đã tự hạn chế bằng cách không ăn chút thịt nào trong 1-2 tháng liền. Đây là quan điểm sai lầm, bởi các loại thịt cung cấp hàm lượng protein cho cơ thể – góp phần cấu tạo tế bào sống cho thai nhi. Nếu mẹ bầu kiêng khem quá mức chất đạm có thể dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng thai kỳ, thiếu hụt chất dinh dưỡng để thai nhi phát triển bình thường. Mẹ bầu chỉ hạn chế ăn uống trong phạm vi nhất định, không làm cho con tăng cân quá nhiều nhưng vẫn đảm bảo chất dinh dưỡng cho mẹ và bé khỏe mạnh.

Trên đây là bảng cân nặng thai nhi theo tuần mới nhất của Tổ chức y tế Thế giới, giúp mẹ theo dõi tiến trình phát triển của bé một cách an toàn và chính xác nhất. Cân nặng chuẩn thai nhi luôn là mục tiêu hướng đến của mẹ bầu. Để thực hiện được điều này, mẹ bầu cần có chế độ dinh dưỡng đặc biệt, kết hợp với đó là sinh hoạt điều độ hợp lý. Có như vậy, thai nhi mới tăng cân đều đặn, phát triển chiều cao tương ứng, có sức đề kháng tốt, hạn chế mắc bệnh truyền nhiễm, em bé chào đời thông minh và khỏe mạnh.
Kiến thức chăm sóc mẹ bầu và thai nhi được chia sẻ tại Blog nuoidaytre.com.vn. Cha mẹ có thể truy cập website chính thức để tham khảo thông tin.