Cách dạy trẻ lớp 1 thông minh, học giỏi

Cách dạy trẻ lớp 1 thông minh, học giỏi chắc hẳn là mong muốn của các bậc phụ huynh. Tuy nhiên, công việc này không đơn giản nhất là khi mà trẻ vốn dĩ quen với hoạt động vui chơi là chủ yếu.

Thật không dễ dàng để trẻ thích nghi với hoạt động học tập ở trường tiểu học. Ở trường mầm non trẻ được vui chơi thoải mái, hoặc tham gia hoạt động học theo kiểu học mà chơi – chơi mà học, cho nên khi bước vào lớp 1 hầu hết trẻ em gặp phải khó khăn về phương pháp học tập cũng như việc hòa mình vào môi trường mới. Nặng nề hơn trẻ có thể chán nản, sợ hãi hoặc mất tập trung vào tiết học. Làm sao để giúp trẻ tự tin và học tập tốt ở môi trường tiểu học? Điều này phụ thuộc rất nhiều vào cách dạy trẻ lớp 1 của các bậc phụ huynh.

Xem thêm:

  • Cách dạy trẻ lớp 1 viết chữ đẹp, không làm trẻ áp lực
  • Cách dạy trẻ lớp 1 tính nhẩm dễ dàng
Trẻ cần có thời gian thích nghi với môi trường học tập mới

Đâu là cách dạy trẻ lớp 1 tốt nhất?   

Cách dạy trẻ lớp 1 cần có sự linh hoạt, chủ động và phù hợp với bản thân trẻ. Cha mẹ là người thấu hiểu con cái nhất, biết rõ trẻ có tính cách như thế nào, xu hướng hành động ra sao khi có sự vụ phát sinh. Chính vì vậy, cách dạy trẻ lớp 1 sao cho đúng phụ thuộc rất nhiều vào những người làm cha mẹ (hoặc người trực tiếp nuôi dạy trẻ lớn lên).

Tuy nhiên do cuộc sống bộn bề, người lớn bị chi phối bởi áp lực công việc, gia đình và các mối quan hệ xã hội khác nên thời gian dành cho con không có nhiều. Đa số quỹ thời gian của trẻ diễn ra ở trường mầm non, đến buổi chiều tối mới được gần gũi cha mẹ.

Nhiều bậc phụ huynh tỏ ra bất ngờ khi con em mình thay đổi tính cách từ lúc nào không biết, trẻ trở nên bướng bỉnh, không nghe lời người lớn. Cha mẹ cảm thấy “bất lực” và không biết dạy con thế nào cho hợp lý. Tình trạng này xuất hiện phổ biến khi trẻ bước vào giai đoạn lớp 1.

Không chỉ là dạy trẻ biết nghe lời người lớn, cha mẹ còn đối mặt với khó khăn trong việc dạy trẻ lớp 1 viết chữ, tập đọc, làm toán và kỹ năng sống ở trường tiểu học. Hành trình dài và đầy thách thức đang chờ đón trẻ trước mắt, cha mẹ cần thấu hiểu tâm lý và tìm ra cách dạy trẻ lớp 1 hiệu quả nhất với con em mình.

Cách học ở trường tiểu học có nhiều khác biệt so với trường mầm non

Cha mẹ nên dành nhiều thời gian hơn cho trẻ

Con cái thông minh, học giỏi luôn là ao ước của các bậc phụ huynh. Tuy nhiên, không phải đứa trẻ nào sinh ra cũng có tố chất của “thiên tài”, khả năng của trẻ phụ thuộc rất nhiều vào cách chăm sóc và giáo dục của người lớn. Cha mẹ cần dành nhiều thời gian hơn nữa để quan tâm và dạy dỗ con cái những điều tốt đẹp. Mọi phương pháp giáo dục sẽ trở nên vô nghĩa nếu người lớn không chịu hợp tác và áp dụng nó trên trẻ.

Bước sang giai đoạn tiền tiểu học (chuẩn bị vào lớp 1) và tiểu học (chính thức học lớp 1), trẻ có nhiều biến đổi về mặt tâm lý, khả năng nhận thức và xu hướng hành động trong cuộc sống. Sự phát triển này có thể là tiêu cực hoặc tích cục tùy vào bản thân của trẻ cũng như cách định hướng của người lớn. Quá trình học tập của trẻ bắt đầu gặp khó khăn, bắt đầu bằng việc học chữ cái, tập đọc rồi đến tập viết.

Chế độ sinh hoạt ở trường tiểu học khác biệt rất nhiều với trường mầm non, đòi hỏi trẻ phải thích ứng kịp thời với môi trường mới, nhất là khối lượng kiến thức ở trường tiểu học ngày một nhiều lên. Không ít trẻ bị sốc tâm lý, mệt mỏi và khó lòng bắt kịp “tốc độ” học hành ở trường mầm non. Chính trong hoàn cảnh này, cha mẹ cần dành nhiều thời gian cho con để động viên, khuyến khích trẻ trong học tập, đồng thời dạy kèm trẻ vào lớp 1 những môn học cơ bản.

Cha mẹ nên dành nhiều thời gian cho con cái hơn nữa

Dạy trẻ lớp 1 cần sự kiên trì, bình tĩnh

Đa số các bậc phụ huynh rơi vào tình trạng khó khăn khi dạy trẻ lớp 1 đánh vần và tập viết tại nhà. Nhiều trẻ tỏ ra mất tập trung, không chịu hợp tác với cha mẹ; một bộ phận trẻ lại không ghi nhớ được mặt chữ cái (học trước quên sau). Nguyên nhân chủ yếu là do cha mẹ không có kỹ năng sư phạm để dạy trẻ lớp 1. Trẻ càng không hiểu bài, cha mẹ lại càng “nóng vội”; cứ như vậy sẽ dẫn đến tâm lý “nóng giận” và không kiềm chế nổi cảm xúc trước trẻ.

Việc mất bình tĩnh và tức giận khi dạy trẻ lớp 1 không phải hiếm gặp. Đặc biệt trong hoàn cảnh trẻ ương bướng và quậy phá quá mức, cha mẹ cần linh hoạt trong cách dạy dỗ trẻ. Một mặt khuyến khích, động viên trẻ kịp thời, tạo hứng thú học tập cho trẻ, làm phát sinh nhu cầu ham học hỏi tự nhiên. Mặt khác thưởng – phạt đúng lúc, không bao che nuông chiều trẻ có hành động không đúng.

Dù cha mẹ áp dụng phương pháp dạy trẻ kiểu gì đi nữa, thì cũng nên nhớ nguyên tắc “bình tĩnh – kiên trì”; đây là kim chỉ nam trong mọi hành động của người lớn với trẻ nhỏ. Thái độ nóng giận bực tức của người lớn chỉ làm trẻ em sợ hãi và hứng thú trong học tập. Việc học trở nên nặng nề hơn bao giờ, trẻ gặp khó khăn trong bước chuyển tiếp từ môi trường mẫu giáo lên tiểu học, kết quả học tập của trẻ vì thế mà không được như ý nguyện của cha mẹ.

Không nên tạo áp lực học tập cho trẻ lớp 1

Cách dạy trẻ lớp 1 như thế nào cho đúng?

Trẻ vào lớp 1 được xem là giai đoạn chuyển tiếp có ý nghĩa quyết định, là nền móng cho quá trình học tập đầy thách thức sau này. Trẻ chủ động học tập trong những năm đầu tiên ở môi trường tiểu học sẽ tạo ra “bàn đạp” vững chắc cho những năm tiếp học (đặc biệt là khi học lên cấp độ cao hơn nữa).

Người lớn thường dựa vào điểm số để đánh giá năng lực của trẻ, trong khi điểm số không phải là tất cả những gì trẻ có, nó chỉ thể hiện phần nào nhận thức của trẻ trong học tập. Người lớn cần cái nhìn tổng quát hơn, chú trọng phát triển kỹ năng cho trẻ hơn là tập trung thái quá vào điểm số. Cha mẹ cần có phương pháp đúng đắn trong việc dạy trẻ lớp 1, vừa giúp trẻ rèn luyện khả năng tư duy ở trường tiểu học, lại có kết quả học tập như ý muốn.

Chú trọng phát triển khả năng tư duy cho trẻ lớp 1

Chương trình học lớp 1 chưa có gì là phức tạp, trẻ có thể dễ dàng đạt điểm số cao trong các bài kiểm tra ở lớp. Tuy nhiên, cách học của trẻ chủ yếu dựa trên ghi nhớ và chụp chiếu hình ảnh, tức là giải quyết vấn đề dựa trên những cái gần giống hoặc được người lớn hướng dẫn chi tiết từ trước.

Về bản chất, trẻ chưa thực sự vận dụng tư duy logic trong quá trình học, những việc trẻ làm vẫn dựa trên sự bắt chước mà chưa hiểu thấu đáo vấn đề. Người lớn cần dạy trẻ lớp 1 học theo lối tư duy, chủ động sáng tạo vấn đề, có như vậy trẻ mới tự tin tiếp nhận kiến thức trong mọi tình huống. Một khi trẻ rèn luyện được kỹ năng này, thì những năm học tiếp theo của trẻ ở trường tiểu học trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết.

Rèn luyện kỹ năng tư duy cho trẻ là việc làm cần thiết, nhất là trong giai đoạn chuyển tiếp từ trường mầm non sang trường tiểu học. Trong thời gian đầu làm quen với môi trường mới, trẻ không tránh khỏi tâm lý bỡ ngỡ, mất tập trung trong học tập, thậm chí là căng thẳng stress, chính vì vậy cha mẹ không nên đặt nặng điểm số lúc này. Hãy theo dõi sự tiến bộ của trẻ mỗi ngày, động viên khích lệ kịp thời để trẻ nhanh chóng bắt kịp cách học mới ở lớp 1.

Chuẩn bị cho bé giai đoạn tiền tiểu học vững chắc

Có lộ trình chuẩn bị trước khi trẻ bước vào lớp 1

Giai đoạn trước khi trẻ bước vào lớp 1 được gọi là “Tiền tiểu học”. Ngày càng có nhiều cha mẹ nhận thức rõ tầm quan trọng của giai đoạn tiền tiểu học này. Đây chính là thời điểm vàng để cha mẹ chuẩn bị cho con hành trang vững chắc để học tập tốt ở trường tiểu học.

Cha mẹ có thể dạy chữ cái, tập đọc, tập viết hay toán lớp 1 cho trẻ trong thời kỳ tiền tiểu học. Tuy nhiên, việc học này vẫn đang dừng ở mức độ làm quen, tiếp cận dần dần với trẻ chuẩn bị vào lớp 1. Do đó, cha mẹ không nên tạo áp lực hoặc thúc ép con cái học hành quá mức. Điều này sẽ khiến trẻ mệt mỏi, sợ hãi chuyện học tập và không thể tiếp nhận kiến thức một cách tự nhiên.

Dạy trẻ chuẩn bị vào lớp 1 là việc làm cần thiết, nhưng không vì thế mà biến nó thành “nỗi ám ảnh” của trẻ nhỏ. Người lớn nên tôn trọng thời gian vui chơi giải trí của trẻ, hãy để trẻ tận hưởng nốt khoảng thời gian “lý thú” dưới mái trường mầm non. Cho đến khi chính thức học lớp 1, trẻ sẽ dần thích nghi với phương pháp học tập mới dưới sự hướng dẫn tận tình của thầy cô giáo và cha mẹ.

Cách dạy trẻ lớp 1 thông minh, học giỏi luôn là vấn đề khiến các bậc phụ huynh đau đầu. Cha mẹ luôn kỳ vọng vào con cái, rồi tỏ ra thất vọng khi trẻ không đáp ứng được mong muốn đó. Trẻ có thông minh học giỏi hay không chủ yếu do phương pháp giáo dục quyết định. Chính vì vậy, cha mẹ nên dành thời gian quan tâm đến con cái nhiều hơn nữa, để thấu hiểu suy nghĩ và cái tính của con, có như vậy cha mẹ mới tìm ra cách nuôi dạy con cái tốt nhất. Kiến thức nuôi dạy trẻ hiệu quả được chia sẻ tại Blog nuoidaytre.com.vn, các bậc phụ huynh có thể truy cập website chính thức để tham khảo thông tin.

Xem thêm:

  • Bài thơ Thú Đau Thương – Lưu Trọng Lư
  • Top 10 tài liệu liên quan đến lập kế hoạch kinh doanh quán nhỏ đúng chuẩn nhất
  • Chùm Thơ Hờn Ghen, Tủi Giận Và Chạnh Lòng Yêu Thương Buồn Bã

    – Thơ Buồn Tình Yêu

  • Kế hoạch giáo dục chủ đề bản thân 4-5 tuổi trọn bộ 2021-2022
  • Tuyển Tập 10 Bài Thơ Hay & Nổi Tiếng Nhất Của Bùi Sim Sim

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *