Bé trai 3 tuổi nặng bao nhiêu kg là đạt tiêu chuẩn?

Bé trai 3 tuổi nặng bao nhiêu kg là đạt tiêu chuẩn

Bé trai 3 tuổi nặng bao nhiêu kg là đạt tiêu chuẩn, tiêu chuẩn chiều cao cân nặng của trẻ 3 tuổi,… sẽ được giải đáp chính xác tại Blog Nuôi dạy trẻTrong những năm đầu đời, chiều cao cân nặng thể hiện tốc độ tăng trưởng tăng trưởng và tình trạng sức khỏe của trẻ. Bởi vậy, việc bé trai 3 tuổi nặng bao nhiêu kg là điều mà nhiều cha mẹ thắc mắc ở lứa tuổi này, để biết liệu bé có đang phát triển trong giới hạn bình thường hay không.

Bé trai 3 tuổi nặng bao nhiêu là chuẩn?

Cân nặng và chiều cao là thước đo cơ bản để theo dõi và đánh giá sự phát triển của trẻ. Các bảng cân nặng chiều cao hiện nay đều dựa trên dữ liệu mà Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cung cấp. Dựa vào số liệu của WHO, cha mẹ sẽ biết bé trai 3 tuổi nặng bao nhiêu kg thì đạt chuẩn.

Theo WHO, mức cân nặng tiêu chuẩn của bé trai 3 tuổi là khoảng từ 11,3 đến 18,3 kg và cân nặng trung bình là 14,3 kg. Nếu như cân nặng của trẻ không nằm trong khoảng cân nặng này thì có nghĩa là trẻ chưa phát triển đạt chuẩn. Nếu bé trai 3 tuổi nhẹ hơn 11,3 kg thì trẻ có thể bị suy dinh dưỡng thấp còi và nếu cân nặng vượt quá 18,3 kg thì trẻ đang bị thừa cân. 

Thực đơn ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng cho bé 3 tuổi

Làm sao để bé trai 3 tuổi có cân nặng đạt chuẩn?

Sau khi biết bé trai 3 tuổi nặng bao nhiêu kg nếu như con chưa đạt mức cân nặng thì cha mẹ sẽ tìm cách điều chỉnh cân nặng cho bé. Có nhiều yếu tố tác động đến sự tăng trưởng cân nặng của trẻ như yếu tố di truyền, môi trường sống, dinh dưỡng, thói quen sinh hoạt… Trong đó, dinh dưỡng là yếu tố quan trọng nhất, tác động lớn nhất tới sự phát triển của trẻ. Bởi vậy, nếu muốn trẻ đạt được mức cân nặng chuẩn, cha mẹ cần phải lưu ý tới vấn đề dinh dưỡng của trẻ, xây dựng cho trẻ một chế độ ăn cân bằng, lành mạnh. Dưới đây là một số lưu ý về chế độ ăn của trẻ mà cha mẹ nên biết:

Khi lên 3 tuổi, mỗi ngày trẻ cần từ 1200-1500 calories. Tuy nhiên, lúc này trẻ không thể ăn quá nhiều thức ăn trong một bữa được nên ngoài 3 bữa chính, cha mẹ nên cho trẻ ăn thêm ít nhất 2 bữa ăn phụ để cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cũng như năng lượng lượng cho trẻ mà không để trẻ cảm thấy quá no.

Trong bữa ăn, trẻ cần ăn đầy đủ các nhóm thực phẩm để được hấp thụ đủ những nhóm chất thiết yếu bao gồm: chất đạm, chất tinh bột, chất béo, chất xơ, vitamin và khoáng chất. Ngoài ra, cha mẹ cũng nên ưu tiên chọn thực phẩm tự nhiên, lành mạnh thay vì thực phẩm chế biến sẵn, chứa nhiều muối, đường và chất béo xấu. Những loại thức ăn nhanh này không có lợi cho sức khỏe mà còn có thể khiến trẻ bị tăng nguy cơ mắc các bệnh như béo phì, tim mạch, tiểu đường hay sâu răng. Thay vì cho trẻ ăn vặt bằng bim bim, nước ngọt, bánh kẹo… cha mẹ nên cho trẻ ăn hoa quả có thể tươi hoặc sấy khô, sữa chua, quả hạch, hạt…   

Trẻ 3 tuổi đã có sở thích riêng của mình về thức ăn, sẽ có món ăn trẻ thích và món ăn trẻ không thích, thậm chí sở thích của trẻ còn thay đổi liên tục, hôm nay thích món này nhưng ngày mai lại không chịu ăn món đó nữa. Điều này có thể sẽ làm cha mẹ cảm thấy khó chịu nhưng tốt nhất là cha mẹ nên chấp nhận sở thích của riêng con. Thay vì quát mắng, ép trẻ ăn khiến trẻ cảm thấy sợ ăn thì cha mẹ nên chuẩn bị đa dạng thức ăn để trẻ chọn loại thực phẩm trẻ muốn ăn hoặc trang trí, tạo hình ngộ nghĩnh giúp trẻ cảm thấy có hứng thú ăn hơn.

Cha mẹ nên thường xuyên thay đổi món cho trẻ, cho trẻ ăn đa dạng các loại thực phẩm để tạo cho trẻ thói quen ăn uống khoa học. Tuy nhiên, cha mẹ cần lưu ý, khi cho con ăn loại thực phẩm mới, cha mẹ vẫn nên chuẩn bị các món quen thuộc với trẻ và hãy cho trẻ ăn thử một ít thực phẩm mới trước. Vì có thể trẻ sẽ không thích món mới và không ăn được nhiều hoặc phòng trường hợp trẻ bị dị ứng với thực phẩm đó. Dù trẻ không thích thì cha mẹ cũng đừng bỏ cuộc mà có thể cho trẻ ăn một chút một trong nhiều lần, cỡ khoảng 15-20 lần sẽ tạo cho trẻ thói quen ăn thực phẩm đó.

Ở tuổi này, các món ăn của trẻ không cần quá cầu kỳ mà nên đơn giản và giàu chất dinh dưỡng. Điều này cũng có nghĩa là món ăn của trẻ không cần có gia vị quá đậm đà, thay vì nêm nếm nhiều gia vị như muối, hạt nêm, nước mắm… cha mẹ nên để trẻ thưởng thức hương vị tự nhiên của thực phẩm. Hấp thụ quá nhiều muối cũng có hại với thận của trẻ nên cha mẹ hãy hạn chế thêm nhiều muối trong món ăn của trẻ.

Trong khoảng thời gian ăn uống, cha mẹ không nên để trẻ vừa ăn vừa xem ti vi, điện thoại hay máy tính. Tắt hết các thiết bị điện tử sẽ giúp trẻ tập trung ăn uống hơn, điều này vừa tạo thói quen ăn uống tốt cho trẻ vừa giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn. Ngoài ra, hạn chế cho trẻ xem sẽ giúp trẻ ít bị ảnh hưởng bởi các quảng cáo về những loại bánh kẹo, nước ngọt hay thức ăn nhanh không lành mạnh trên các phương tiện truyền thông. 

Trẻ 3 tuổi cần ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng để có chiều cao, cân nặng đạt chuẩn

Làm sao để giúp trẻ tăng chiều cao?

Ngoài thắc mắc bé trai 3 tuổi nặng bao nhiêu kg thì cha mẹ cũng cần phải lưu ý đến chiều cao của trẻ. Theo WHO, bé trai 3 tuổi sẽ có chiều cao tiêu chuẩn là khoảng từ 88,7 đến 103,5 cm và chiều cao trung bình là 96,1 cm.

Tương tự như vấn đề cân nặng, chiều cao của trẻ cũng bị tác động nhiều bởi yếu tố dinh dưỡng trong chế độ ăn hàng ngày. Bởi vậy, để trẻ đạt được chiều cao tối ưu, cha mẹ nên:

  • Ngoài các nhóm chất cơ bản như chất đạm, chất tinh bột, chất béo, chất xơ, vitamin và khoáng chất, trẻ nên được bổ sung thêm các chất có vai trò quan trọng trong quá trình tăng trưởng xương cốt như: sắt, kali, canxi, vitamin K, vitamin D, kẽm,  phốt pho, magie, collagen type 2… Trong số đó, canxi là chất không thể thiếu trong chế độ ăn của trẻ nếu muốn trẻ phát triển chiều cao tốt. Một ngày, bé trai 3 tuổi sẽ cần phải được hấp thụ khoảng 700mg canxi. Cha mẹ có thể giúp bé bổ sung canxi bằng cách cho trẻ dùng các loại thực phẩm như phô mai, sữa, sữa chua, đậu phụ, cua, tôm… 
  • Ngoài ăn uống, vận động động cũng là yếu tố quan trọng để phát triển chiều cao. Cha mẹ nên cho trẻ tham gia nhiều các hoạt động thể chất như đi bộ, đi xe đạp, đá bóng, nhảy dây, bơi… và không nên để trẻ ngồi hay nằm một chỗ quá lâu, điều này vừa không tốt cho sự tăng trưởng chiều cao vừa có thể khiến trẻ có thói quen lười vận động.
  • Trẻ cũng nên ngủ đủ giấc, một ngày nên ngủ đủ 10 tiếng và ngủ sớm trước 11h đêm. Một giấc ngủ chất lượng sẽ giúp trẻ thư giãn, tăng hiệu quả trao đổi chất và giúp xương phát triển tốt hơn.
  • Ánh nắng mặt trời có chứa tia cực tím, sẽ giúp da tổng hợp được nhiều vitamin D hơn. Vitamin D giúp cơ thể hấp thụ canxi tốt hơn, có lợi cho sự phát triển chiều cao. Bởi vậy cha mẹ nên cho trẻ tham gia nhiều hoạt động ngoài trời.

Chiều cao và cân nặng là yếu tố được cha mẹ quan tâm hàng đầu, nhất là khi trẻ ở độ tuổi mầm non và tiểu học. Biết được bé trai 3 tuổi nặng bao nhiêu kg và chiều cao tiêu chuẩn của trẻ sẽ giúp cha mẹ biết được trẻ có đang phát triển khỏe mạnh hay không, từ đó có thể điều chỉnh cách chăm sóc trẻ cho phù hợp hơn.

Xem thêm:

Bé trai 2 tuổi nặng 11kg có suy dinh dưỡng không? Cách điều trị trẻ suy dinh dưỡng?

Xem thêm:

  • Giáo án khám phá một số loại hoa 5 tuổi – Giáo án tạo hình
  • Dàn ý phân tích nhân vật tnú trong tác phẩm Rừng xà nu
  • Đề tài: Xếp bàn ghế ( Chủ điểm: Trường Mầm Non, Nhóm lớp: Cơm thường)
  • Bài thơ Giã Từ, Từ Giã… – Huy Cận (Cù Huy Cận)
  • Bài thơ Duyên Nợ Ba Sinh – Tản Đà (Nguyễn Khắc Hiếu)

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *